Bà Như Loan đau khổ và bất lực với dự án Bắc Phước Kiển
Khu dân cư Bắc Phước Kiển là dự án có quy mô lớn nhất của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) nhưng cũng là dự án tắc nghẽn lâu nhất của doanh nghiệp này.
Quốc Cường Gia Lai có quỹ đất không nhỏ tại TP Hồ Chí Minh?
Quốc Cường Gia Lai chuyển nhượng dự án nghìn tỷ cho LDG
Lộ diện nữ đại gia "thâu tóm" 35% cổ phần công ty của Quốc Cường Gia Lai
Chiều 30/6, Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên của QCG được tổ chức. Tại đây, doanh nghiệp đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lãi trước thuế tăng 28% so với năm ngoái 2019, chủ yếu đến từ các dự án Lavida và Thương mại Giai Việt. Như thường lệ dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển (huyện Nhà Bè) của doanh nghiệp tiếp tục bị cổ đông chất vấn về tính khả thi.
Bà Nguyễn Thị Như Loan lên tiếng về việc chuyển nhượng dự án Phước Kiển Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên của QCG.
Trả lời cổ đông, bà Nguyễn Thị Như Loan chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc (TGD) CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) cho biết, đây là dự án mà công ty rất tâm huyết và đã đầu tư rất nhiều công sức. Bà Loan nói dự án bất động sản gồm bảy bước thì công ty đã hoàn thành được năm bước. Đến tháng 4/2019, dự án đã nhận được sự chấp thuận đầu tư hạ tầng (dự án lớn với tổng mức đầu tư 63.000 tỷ đồng, QCG phải ký quỹ 10%, tương ứng với 6.300 tỉ đồng) nhưng từ khi nhận được sự chấp thuận đó đến nay là đã hơn một năm, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và trăn trở.
Cụ thể, chấp thuận đầu tư của dự án theo Nghị định 71 năm đó chỉ là ở phần đầu tư dự án mà không có phần đầu tư hạ tầng và Sở Xây dựng trình như vậy là không đúng. Nhưng 5 năm đã trôi qua, QCG đã làm mọi việc để có chấp thuận đầu tư và cuối cùng cũng được Hội đồng Nhân dân TP đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2017. Thậm chí, một đối tác đã đồng ý đưa cho QCG 2.800 tỷ đồng vì QCG đã nhận được sự chấp thuận đầu tư nhưng đến nay, Sở Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết không thể giao đất mà phải chờ xin ý kiến của Thủ tướng với lý do đất dự án có kênh rạch bên trong. Còn tổ tham mưu cho UBND TP.HCM thì nói rằng, dự án được chấp thuận đầu tư hạ tầng kỹ thuật là không giao đất được, nếu giao đất thì mức đầu tư 3.156 tỷ đồng đưa ra để mời thầu sẽ không được khấu trừ.
“Đến ngày 1/8 tới, thời hạn được chấp thuận đầu tư kết thúc, khi đó xem như QCG không có năng lực thực hiện thì không biết dự án sẽ đi đâu về đâu. Đây không phải lỗi do QCG, các văn bản thủ tục đều có dấu đỏ. Chấp thuận đầu tư nhưng không giao đất, thì sao tính được tiền sử dụng đất và làm tiếp”, bà Loan chia sẻ thêm.
Lãnh đạo QCG cũng than phiền về vấn đề giải phóng mặt bằng. Năm 2010 chấp thuận địa điểm, QCG chỉ đền bù 80%, còn 20% Nhà nước phải hỗ trợ và lập ra ban bồi thường và góp tiền vào để làm. Ban bồi thường sẽ định ra giá thị trường để làm, nhưng từ năm 2015 đến nay không ban ngành nào hỗ trợ.
Trong khi đó, dự án Bắc Phước Kiển quá lớn, tổng doanh thu lên tới 50.000 - 70.000 tỷ đồng, một mình QCG không thể làm nổi nên công ty phải liên doanh với đối tác ngoại. Tuy nhiên, đối tác ngoại sau ba năm đồng hành cũng tỏ ra chán nản.
“Đây là bài toán rất trăn trở, rất khổ tâm mà không biết giải quyết thế nào. Dự án này là cái sống còn của Quốc Cường Gia Lai và cũng đã đóng góp cho ngân sách không ít”, bà Loan bộc bạch.
Khu dân cư Bắc Phước Kiển là dự án có quy mô lớn nhất của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) nhưng cũng là dự án tắc nghẽn lâu nhất của doanh nghiệp này.
Dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển có diện tích 91,6 ha, được kỳ vọng sẽ mang về cho QCG doanh thu giai đoạn 2011 – 2016 trên 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 7.000 tỷ và được xem là đứa con tinh thần của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Như Loan.
Về kết quả kinh doanh 2019 của QCG với 858 tỷ đồng doanh thu thuần và 78 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 17% và giảm 22% so với năm 2018, đồng thời hiện được 69% kế hoạch doanh thu và 39% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh đi lùi của doanh nghiệp chủ yếu do các dự án đang trong quá trình xây dựng, chưa bàn giao nên doanh thu chưa ghi nhận được theo kế hoạch. Với kết quả kinh doanh trên, QCG trình không chia cổ tức 2019 cho cổ đông.
Bước sang năm 2020, QCG đề ra kế hoạch kinh doanh tăng trưởng với 900 tỷ đồng doanh thu thuần và 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 5% và 28% so với kết quả đạt được năm trước.
Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh trên, bà Nguyễn Thị Như Loan chia sẻ: “Năm 2020, doanh nghiệp sẽ không đầu tư dàn trải mà chỉ tập trung nguồn lực vào một vài dự án đã hoàn thành pháp lý được 50% - 60% để bảo đảm nguồn thu”.