Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 3: Phải là của chung!
Về mặt lý thuyết, toàn bộ sông Sài Gòn và hệ thống sông, kênh rạch nội thành đã được bảo vệ về mặt quy hoạch. Khi hoàn thành các đồ án quy hoạch, những giá trị cảnh quan mà hệ thống sông, kênh rạch đem lại cho TP mới được phát huy, lúc đó sông Sài Gòn mới là không của riêng ai.
Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 1: Kẻ bị cưỡng chế, người được tồn tại
Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 2: Đã “bị” biến thành của riêng
Treo giải 75.000 Đôla cho ý tưởng quy hoạch thiết kế cảnh quan sông Hàn
Người dân không được hưởng
Để đánh thức giá trị cảnh quan do sông Sài Gòn, mới đây TP Hồ Chí Minh đã tổ chức một hội thảo quy mô quốc tế nhằm tìm kiếm các giải pháp để đẩy nhanh quy hoạch xây dựng dựng hệ thống kè trên sông Sài Gòn và sông kênh rạch nội thành; khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý; phát huy tiềm năng của hệ thống sông, kênh rạch. Mục tiêu thành phố đặt ra đến 2025 sẽ hoàn thành.
Theo Giám đốc sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã, hiện nay thành phố đã phủ kín quy hoạch toàn bộ hành lang sông, kênh rạch. Hành lang bảo vệ rộng từ 30 - 50m. Hiện tại có rất nhiều quy hoạch liên quan đến sông, kênh rạch như tuyến du lịch đường thuỷ; vận tải hành khách công cộng đường thủy; quy hoạch thủy lợi giải quyết ngập...
Hành lang hai bên sông Sài Gòn hiện đã bị các dự án bất động sản lấn chiếm |
Đánh giá về chất lượng quy hoạch, ông Nguyễn Thanh Nhã cho rằng vẫn còn rất nhiều hạn chế như chưa chú trọng cảnh quan, chưa đặt dòng sông, kênh rạch là trọng tâm của quy hoạch. Một hạn chế khác, các quy hoạch chi tiết 1/500 được lập theo các căn cứ khác nhau của từng thời kỳ khác nhau, dẫn đến thiếu đồng bộ, một số quy hoạch thiếu lối tiếp cận sông, thiếu đồng bộ quản lý, chưa tích hợp quản lý trong các dự án một cách thông minh khoa học. Ông Nguyễn Thanh Nhã cũng cho rằng tình trạng lấn chiếm bờ sông, xây dựng nhà hàng còn phổ biến chưa có biện pháp xử lý dứt điểm...
Về hiên trạng của hệ thống đê kè, sông Sài Gòn có tổng chiều dài 111,8km, trong đó 14,8 km là tuyến hàng hải, 97 km là đường thủy, hiện tại mới có 33km được kè.
|
Tiến sĩ Nguyễn Kim Cương – nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh đánh giá, quá trính đô thị hóa, các công trình dần dần che khuất các dòng sông, thậm chí do quá trình chiếm dụng đất hai bên sông làm cho nhiều đoạn sông không còn có thể tiếp cận đối với mọi người. TP Hồ Chí Minh vốn là một đô thị sông nước cũng đang nằm trong tình trạng đó. Ngoài nguy cơ bị xói lở theo quy luật tự nhiên của dòng chảy, dải đất dọc bờ sông còn bị chiếm dụng và xây dựng tùy tiện, quỹ đất và mặt nước bị lãng phí, cảnh quan sông nước bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm và cộng đồng dân cư thành phố mất cơ hội tiếp cận không gian rộng lớn tươi đẹp của sông nước. Do không có đường dọc bờ sông, nên mặc dù nằm bên sông Sài Gòn, nhưng dân chúng thành phố chỉ có thể tiếp cận bờ sông một đoạn ngắn dọc công viên Bạch Đằng thuộc quận 1. Chỉ những nơi chưa có công trình như khu vực Bình Quới Thanh Đa, Cần Giờ hay Hóc Môn, Củ Chi mới có thể nhìn thấy dòng sông từ trên bờ.
Lấp ló những giải pháp quản lý căn cơ
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản cho rằng cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp để nâng cao, phát huy giá trị của sông Sài Gòn và hệ thống sông, kênh rạch nội thành.
Phải lấy lại hai bên bờ sông Sài Gòn cho dân và được quy quy theo hướng Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé này. |
Trước mắt đề nghị TP Hồ Chí Minh chỉ đạo rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch, trước hết là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các kênh, rạch nội thành.
Về mặt quy hoạch, không để tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc, lấn át sông Sài Gòn, hoặc biến một phần không gian sông Sài Gòn thành không gian riêng của dự án nhà ở, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông rạch vì lợi ích công cộng, đảm bảo cảnh quan, môi trường và phát triển bền vững. Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp liên quan, ông Lê Hoàng Châu cho rằng cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để quy định giao đất cho chủ đầu tư dự án đến đến mép bờ cao sông rạch. Đồng thời quy định cơ chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh đối với quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để thực hiện thống nhất.
Rất nhiều chuyên gia đều hiến kế cần phải xã hội hóa quy hoạch, phát huy giá trị cảnh quan của hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn. 2 kiến trúc sư Lê Văn Năm và Huỳnh Xuân Thụ kiến nghị, cần tăng thêm mức đầu tư từ ngân sách TP cho các công tác liên quan đến bảo vệ, cải tạo chỉnh trang và phát huy lợi thế sông rạch. Trước mắt tập trung cho công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, lập dự án nhằm kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư). Xây dựng các cơ chế linh hoạt nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư tư nhân, xã hội hóa các dự án cải tạo chỉnh tranh sông rạch. Lập danh mục các tuyến kênh rạch trọng điểm cần đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng kế hoạch tổng thể, phân kỳ đầu tư từng giai đoạn.
Ông Lê Hoàng Châu cũng đồng tình với giải pháp xã hội hóa quy hoạch, phát huy giá trị cảnh quan của hệ thống sông kênh rạch, theo đó cần áp dụng phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi các quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để lựa chọn nhà đầu tư khai thác, kinh doanh quỹ đất này có thời hạn.
Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 2: Đã “bị” biến thành của riêng
Kể từ năm 2004 TP Hồ Chính Minh mới có các quy định thống nhất về hành lang bảo vệ sông, kênh rạch. Cả trăm dự án bất động sản được cấp phép trước đó đã kịp cắt khúc, phân đoạn “băm nát” bờ sông Sài Gòn. Giá trị cảnh quan vô giá sông Sài Gòn đã bị các đại gia bất động sản “chiếm đoạt” để phục vụ cho số ít. |
(Còn nữa)