Dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên: Công ty Nam Á ký hợp đồng sai luật?
Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Nam Á đang đứng ra ký kết hợp đồng hợp tác với khách hàng tại dự án Khu dân cư Nam Tân Uyên, bất chấp hành vi này không được pháp luật cho phép?
Bình Dương: 430.000 m2 đất vàng về tay Kim Oanh trong vài “nốt nhạc”, nhà nước thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng!
Nghi vấn trốn thuế vụ mua bán KĐT Tân Phú giữa Âu Lạc với Kim Oanh và trách nhiệm của Cục thuế TP Hồ Chí Minh?
Dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên: Khách hàng “nắm dao đằng lưỡi” ?
Từ công ty con, biến thành công ty liên kết
Dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 tại quyết định số 2837 ngày 10/10/2018. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư và giao đất.
Như Tieudung.vn đã đề cập ở những bài viết trước, dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên toạ lạc tại đường ĐT756, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có diện tích hơn 51ha, bao gồm 3.700 sản phẩm, hiện được giới thiệu do Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư.
Trước đó, dự án này chính là dự án Khu dân cư thuộc Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, bao gồm: toàn bộ thửa đất số 320-324 tờ bản đồ số 29 và thửa đất số 6-9 tờ bản đồ số 24 và một phần đất của Công ty Cao su Phước Hòa.
Đây là một phần diện tích đất dùng để xây dựng Khu dân cư thuộc dự án tổng thể của Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương từ năm 2003 và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết theo quyết định số 6929/QĐ-CT ngày 07/9/2004.
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (giai đoạn 1) thuộc Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (đường ĐT 747, phố Long Bình, phường Khánh Bình, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Mã CK: NTC) quản lý. Đây là công ty mà Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 2 cổ đông lớn khi nắm lần lượt 32,85% và 20,42% vốn điều lệ.
Ngày 10/10/2018, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2836/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu nhà ở Nam Tân Uyên. Thế nhưng, điều bất ngờ, chủ dự án này, thay vì là Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên như trước đây, thì được UBND tỉnh “điều chỉnh” thành Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên.
Chưa được giao đất, xong bên trong dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên một số ngôi nhà đã mọc lên.
Theo tìm hiểu của PV, công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên vốn dĩ là công ty con của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, được Đại hội đồng cổ đông của công ty này thông qua nghị quyết thành lập vào ngày 22/6/2018, vốn điều lệ là 80 tỷ đồng với 100% vốn của Công ty cổ phần khu công nghiệp Nam Tân Uyên.
Thế nhưng, chỉ sau hơn 3 tháng thành lập, ngày 26/9/2018, HĐQT Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã ban hành quyết định số 041/QĐ-HĐQT-NTC về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên từ 80 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng (hình thức tăng vốn điều lệ: huy động vốn từ thành viên mới).
Cùng với đó là chấp thuận cho Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Á góp vốn 320 tỷ đồng; chấp thuận chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH MTV sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên, cơ cấu vốn điều lệ sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên là Nam Tân Uyên 20%, Nam Á 80%.
Đến ngày 9/10/2018, những thay đổi này đã được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương ra văn bản chấp thuận.
Như vậy, từ công ty có 100% vốn của Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (công ty có vốn nhà nước), chỉ sau 1 lần tăng vốn, tỉ lệ góp vốn của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên rớt xuống chỉ còn 20% và mất đi quyền quyết định tại dự án này.
Đồng thời, Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên từ vai trò là công ty con, trở thành công ty liên kết của Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (hậu quả của việc này, chúng tôi sẽ phân tích ở bài sau).
Một điều đáng nói, sau khi trở thành cổ đông chính của Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Á đã “thay thế” luôn vị trí của Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên để ký “Hợp đồng giữ chỗ và hợp tác đầu tư” với khách hàng, bất chấp việc Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên mới đang là chủ đầu tư trên giấy tờ pháp lý.
Ký hợp đồng sai luật?
Ký hợp đồng với Công ty Nam Á, quyền lợi khách hàng mua đất tại dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên không được đảm bảo?
Chưa bàn tới việc Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên được duyệt làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên có đúng luật hay không, việc Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Á thay thế chủ đầu tư ký “Hợp đồng giữ chỗ và hợp tác đầu tư” nói trên, đã là trái với các quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo Điều 6, Luật nhà ở quy định về “các hành vi bị cấm”: có nêu rõ: “Khoản 8: chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở uỷ quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án;”.
Tương tự, theo khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh Bất động sản, quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản thì: “Chủ đầu tư không được uỷ quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản”.
Rõ ràng, với những quy định nói trên, thì việc Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Á đứng ra để ký “Hợp đồng giữ chỗ và hợp tác đầu tư” tại dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên là hoàn toàn sai với quy định của pháp luật.
Điều này, sẽ mang đến những rủi ro gì cho quyền và lợi ích của khách hàng? Nhất là trong hoàn cảnh, hợp đồng hợp tác nói trên, có rất nhiều điều khoản bất lợi nghiêng về phía khách hàng.
Bình Dương: 430.000 m2 đất vàng về tay Kim Oanh trong vài “nốt nhạc”, nhà nước thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng!
Năm 2016, bằng một số “ảo thuật” TCT Bình Dương đã bán toàn bộ 430.000 m2 đất này cho Công ty Tân Phú cùng 30% vốn góp của mình tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc để “tự chịu thiệt” và gây thất thoát cho ngân sách nhà nước gần 3.000 tỷ đồng. |
Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.