Giá nhà tại thị trường Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

(Tieudung.vn) - Trong quý I/2022, giá bán căn hộ trung cấp ở thị trường sơ cấp tại Hà Nội tăng thêm khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá nhà tại thị trường Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Giá nhà tại thị trường Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
Trong quý I/2022, giá bán căn hộ trung cấp ở thị trường sơ cấp tại Hà Nội tăng thêm khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thiếu nguồn cung, đội giá bán

Báo cáo (BĐS) quý I/2022 của CBRE, giá bán chung cư trung cấp trên thị trường sơ cấp tại Hà Nội trung bình ở mức 1.655 USD/m2 (chưa bao gồm VAT, phí bảo trì), tăng 13% theo năm và 4% theo quý. Còn trên thị trường thứ cấp, giá bán nhà trung bình đạt 1.278 USD/m2, tăng 9% so với cùng kỳ 2021, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua.

Trong khi đó, trung cấp ghi nhận mức tăng mạnh, ở ngưỡng 16% do sự nâng cấp định vị của các khu đô thị. Đáng chú ý, dòng sản phẩm chung cư cao cấp cũng ghi nhận tăng từ 3 - 5%, tỷ lệ hấp thụ tương đối cao, lũy kế đạt khoảng 80%.

Giá nhà tại thị trường Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Giá nhà tại thị trường Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

Thời gian qua, những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm giảm thu nhập của người dân nhưng giá nhà vẫn tăng là do nguồn cung bị giảm sút mạnh. Chỉ tính riêng thị trường Hà Nội, nguồn cung trong quý I/2022 giảm gần 40% so với quý IV/2021.

Dự báo trong 2 năm tới, nguồn cung căn hộ tại thị trường Hà Nội sẽ có thêm khoảng 54.000 sản phẩm, tập trung chủ yếu tại Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì… Đối với đô thị lớn như Hà Nội nguồn cung sản phẩm như vậy được đánh giá thấp hơn nhu cầu khá nhiều.

“Trước những diễn biến cung - cầu của thị trường, trong năm 2022 kịch bản khả quan hạ giá chung cư là điều khó xảy ra, nhất là khi nguồn cung đang khan hiếm. Tình trạng lạm phát, tăng chi phí nguyên vật liệu sẽ tiếp tục đẩy giá căn hộ tăng cao” - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định.

Thủ tục vẫn là “điểm nghẽn”

Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu, tình trạng "lệch pha" cung cầu khiến thị trường BĐS phát triển thiếu cân đối, thiếu bền vững. Trong khi đó, với thực trạng hiện nay, để kéo nhà là rất khó, nhà ở nguồn cung nhỏ giọt, hàng loạt dự án nằm “đắp chiếu” do những vướng mắc, ách tắc về thủ tục hành chính. Việc giá nhà tăng, được đánh giá sẽ gây hệ quả nghiêm trọng với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

“Nếu dự án nhà ở thương mại được triển khai thực hiện suôn sẻ trong 3 năm, thì chi phí quản lý doanh nghiệp thường chiếm khoảng 5% giá thành. Nhưng do thủ tục đầu tư kéo dài quá lâu, ngoài ra còn bao gồm những chi phí “không tên” thường được các chủ đầu tư tính vào trong khoản chi phí dự phòng, nên buộc phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận” - ông Lê Hoàng Châu cho hay.

Cũng theo đại diện HoREA, cần phải xây dựng quy trình chuẩn về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính. Đồng thời cần sớm triển khai đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp với cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở thương mại mức giá không quá 20 triệu đồng/m2 ở các tỉnh và 25 triệu đồng/m2 ở đô thị loại I, đô thị đặc biệt.

TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, khó để kìm giá nhà bởi khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào BĐS được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro. Trước tình trạng đó, người thu nhập thấp sẽ lại càng khó khăn hơn trong việc tạo lập chỗ ở.

“Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất cần phải tạo lập được quỹ đất để phát triển nhà ở, đặc biệt là và nhà ở thương mại giá rẻ. Vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào cơ quan quản lý Nhà nước. Thách thức lớn nhất hiện nay trong việc mở rộng quỹ nhà ở là quỹ đất và thủ tục pháp lý” - TS Sử Ngọc Khương nhìn nhận.