Ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép “phút 89” ở quận 2: Do thiếu kinh phí hay muốn “làm

(Tieudung.vn) - Hai công trình xây dựng với diện tích hơn 1.000m2 đã “mọc lên” không phép tại phường Bình An (quận 2, TP Hồ Chí Minh) từ năm 2015. Năm 2016, UBND quận 2 đã ra quyết định cưỡng chế 2 công trình nà

Ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép “phút 89” ở quận 2: Do thiếu kinh phí hay muốn “làm tiền”?

Ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép “phút 89” ở quận 2: Do thiếu kinh phí hay muốn “làm tiền”?
Hai công trình xây dựng với diện tích hơn 1.000m2 đã “mọc lên” không phép tại phường Bình An (quận 2, TP Hồ Chí Minh) từ năm 2015. Năm 2016, UBND quận 2 đã ra quyết định cưỡng chế 2 công trình này…nhưng quyết định lại được “cất vô kho". Sau khi báo chí vào cuộc, những tưởng 2 công trình này sẽ bị cưỡng chế vào sáng ngày 6/12, nhưng không, nó được hủy vào “phút 89”…!

Như Tieudung.vn đã phản ánh, trước đó vào ngày 15/11/2019, UBND phường Bình An đã ra Thông báo số số 137/TB-UBND với nội dung “các lực lượng chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế tháo dỡ 2 công trình vi phạm xây dựng không phép tại thửa đất số 541 và 542, tờ bản đồ số 21 (tài liệu năm 2003, phường Bình An) của ông Phan Văn Quang (ngụ phường 2, quận 3, TP Hồ Chí Minh) vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 6/12…”.

Chủ đất không nộp tiền, ngừng cưỡng chế

Trả lời báo chí về việc ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép này, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Chủ tịch UBND quận 2 cho biết không có kinh phí để thực hiện. “Phường muốn tổ chức cưỡng chế phải có kinh phí. Quyết định cưỡng chế có rồi buộc phải thực hiện thôi nhưng phường báo lên rồi và giờ phải tạm ứng kinh phí vì không có trong dự toán. Mà ứng ngân sách khó lắm vì ngân sách công mà”. Theo ông Khiết, nguyên nhân chính là do ông Hải (chủ mua lại khu đất nêu trên – PV) đã nói ứng ra mấy trăm triệu để thực hiện cưỡng chế nhưng rút cuộc ông Hải đã không thực hiện.

Mô tả ảnh
Công trình xây dựng không phép của ông Phan Văn Quang từ năm 2015 nhưng đến nay chưa bị cưỡng chế!

Cũng theo ông Khiết, UBND quận 2 đã làm hết trách nhiệm là ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế của UBND phường Bình An, việc cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng là trách nhiệm của phường. “Không có tiền thì làm sao thực hiện được và việc này đã lên Chủ tịch UBND quận 2”, ông Khiết cho biết thêm.

Liên quan đến số tiền đặt ra để thực hiện cưỡng chế, ông Ngô Nhất Vũ – Phó Chủ tịch UBND phường Bình An cho biết: “Trước đây có đưa ra hai phương án giá đơn vị thực hiện đưa ra bảy, tám trăm triệu gì đó, rồi sau này làm lại báo giá giảm rồi nhưng vẫn rất là cao với giá khoảng 300 triệu gì đó mà chưa có VAT…”.

Thế nhưng, tại kế hoạch số 137/KH-UBND do Chủ tịch UBND phường Bình An Hồ Hải Phong ký ngày 11/11/2019 về việc thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự đô thi đối với công trình do ông Phan Văn Quang làm chủ đầu tư có ghi rõ “Kinh phí thực hiện: Giao công chức Tài chính – Kế toán phối hợp công chức Địa chính – Xây dựng phường lập dự trù kinh phí trình Chủ tịch UBND phường duyệt và quyết toán thực tế chi theo quy định”.

Tạm ứng ngân sách để cưỡng chế

Trao đổi với Tieudung.vn, Luật sư Trần Văn Duẩn – Văn Phòng Luật sư Thanh Niên khẳng định: “Việc Phó chủ tịch Quận 2 Huỳnh Thanh Khiết cho rằng việc không thực hiện cưỡng chế là do thiếu kinh phí. Không có tiền thì làm sao thực hiện được và việc này đã báo cáo lên Chủ tịch UBND quận 2, là câu trả lời thiếu trách nhiệm. Bởi theo quy định hiện hành, đối tượng bị cưỡng chế (là ông Phan Văn Quang – PV) phải chi trả kinh phí thực hiện cưỡng chế”.

Cũng theo Duẩn, tại điều 2, 3, 4 Thông tư 03/2018/TT-BXD của Bộ xây dựng ban hành Ngày 24/4/2018  hướng dẫn áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định: "Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ”.

TP Hồ Chí Minh: Vì sao ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép hơn 1.000m2 ở “phút 89”?
TP Hồ Chí Minh: Vì sao ngừng cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép hơn 1.000m2 ở “phút 89”?
Mặc dù đã ban hành quyết định cưỡng chế 2 công trình xây dựng không phép tại phường Bình An (quận 2) từ năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được thực thi… khiến dư luận rất bất bình!

Như vậy trong trường hợp người dân, chủ đầu tư không chấp hành chính quyền Quận 2 phải tiến hành thuê tổ chức lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm này

“Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính, v/v Hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp, căn cứ dự trù chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế. Mức tạm ứng tối đa bằng mức dự trù chi phí được duyệt của cuộc cưỡng chế trong phạm vi dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.

Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).

Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế (chủ đầu tư) không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính”, luật sư Duẩn cho biết thêm.

Như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Lý do không có kinh phí để thực hiện cưỡng chế công trình không phép nêu trên chỉ là cái cớ trì hoãn hay để nhóm lợi ích “làm tiền” khổ chủ?!