Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành

(Tieudung.vn) - Mới đây, TP Hồ Chí Minh có văn bản số 1157/UBND-TH gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị, phục vụ đề án thành phố trực thuộc

Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành

Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành
Mới đây, TP Hồ Chí Minh có văn bản số 1157/UBND-TH gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị, phục vụ đề án thành phố trực thuộc TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành “thành phố phía Đông” trực thuộc TP Hồ Chí Minh.

Thành tựu kỳ vọng…

Có thể thấy, đây là một thiết kế tổ chức hữu hiệu nhằm tinh giản bộ máy hành chính. Nói một cách dễ hiểu, là chúng ta sẽ nhập 3 huyện thành 1 huyện, khi đó ba Đảng bộ thành một Đảng Bộ, tương tự như vậy Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc cũng chỉ còn một đơn vị…

Việc này không chỉ giúp giảm đầu mối hành chính, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, tinh gọn bộ máy biên chế, mà còn kiện toàn tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, đổi mới phương thức lãnh đạo, phân cấp mạnh hơn và nâng cao trách nhiệm, kỷ cương công vụ và trình độ cán bộ.

Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành

Khu đô thị Mới Thủ Thiêm kỳ vọng sẽ là Trung tâm tài chính quốc tế của thành phố - Ảnh: Vietnammoi

Đây cũng là một cơ hội để tiến hành phân loại, sàng lọc và chọn lựa những cán bộ, công chức có đủ điều kiện, năng lực, tiêu chuẩn làm việc sau khi sáp nhập, nâng cao tinh thần tự bồi dưỡng năng lực của cán bộ. Từ đó, góp phần giảm chi, tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, việc sáp nhập là phù hợp với hoàn cảnh địa lý, lịch sử (ba quận này được lập ra từ năm 1997, trên cơ sở huyện Thủ Đức cũ) tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập công tác quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, việc sáp nhập này là phù hợp và đúng với tinh thần đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị gắn với tinh giảm biên chế, việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước của chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Và, xa hơn là mục tiêu phát triển kinh tế. Quận 9 hiện có khu cao lớn nhất cả nước với hơn 700ha, 35.000 lao động, thu hút 6 tỷ USD vốn đầu tư. Thủ Đức có 12 trường đại học, Trung tâm Đại học Quốc gia sáng tạo hàng đầu cả nước. Quận 2 có Khu đô thị Thủ Thiêm cung cấp hạ tầng cơ sở tiện ích cho rất nhiều chức năng khác nhau. Và trong một ngày không xa, Thủ Thiêm sẽ trung tâm tài chính quốc tế của thành phố.

Sự kết hợp giữa quận 9 và Thủ Đức sẽ tạo nên hai cực công nghệ và trí tuệ cao, kết hợp với trung tâm hành chính ở quận 2 sẽ trở thành khu Đô thị thông minh tương tác cao. Từ đó sẽ tạo nên trung tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Với những thế mạnh như vậy, thành phố phía Đông xem như  sở hữu vị trí bản lề, trọng tâm trong vùng "tam giác vàng" TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ. Việc tạo lập thành phố phía Đông sẽ tạo thêm động lực phát triển hơn nữa cho khu vực các đô thị lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, tạo nên cụm động  lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam.

Tuy nhiên, so với hệ thống pháp luật hiện hành, ý tưởng chưa có tiền lệ này đặt ra đòi hỏi mới về cơ chế, chính sách pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 đều phân định rõ các đơn vị hành chính. Cụ thể, Điều 2 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương quy định và phân định rõ các đơn vị hành chính gồm: 1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); 2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); 3. Xã, phường, thị trấn (cấp xã);4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.”

Như vậy, so với các văn bản pháp luật trước đây thì pháp luật đã bổ sung thêm cấp huyện có thêm 1 đơn vị hành chính mới đó chính là “thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương". Dưới thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là phường và xã.. 

Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành

Nút giao thông Cát Lái trên xa lộ Hà Nội, quận 2 - Ảnh: SGGP

Thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính là một vấn đề lớn. Vì vậy, đề án này của TP Hồ Chí Minh khi được chuẩn thuận thì điều chỉnh địa giới hành chính bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết như: Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - của đất nước và của từng địa phương... Đồng thời việc điều chỉnh này cũng phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính.

 Hiện nay, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Do đó đề thành lậpt thành phố phía Đông tại TP Hồ Chí Minh còn phải thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết như: Lấy ý kiến cử tri về phương án, đề án sáp nhập 3 quận; có những chính sách về quản lý biên chế công chức, viên chức sau khi sáp nhập, cân nhắc kỹ về yếu tố về đặc thù, truyền thống lịch sử..

… Đòi hỏi song hành

Tính tiền lệ, ngoài quy định chung được nêu tại Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay chưa có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể quy trình thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; chưa có quy định về khung, số lượng cơ quan chuyên môn, tiêu chí thành lập tổ chức, biên chế tối thiểu; chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể để tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện….. Do đó khi xây dựng đề án cũng như trong quá trình đưa vào vận hành, thành phố mới sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về cơ chế, chính sách pháp luật, thậm chí danh xưng cũng sẽ khó làm quen.

Đơn cử về mặt tổ chức thì công tác tổ chức cán bộ sẽ được cấp nào phê duyệt, ngạch bậc, phẩm hàm cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công chức sẽ theo thông lệ cũ (cấp huyện) hay có cơ chế đặc thù… đang có hằng loạt bài toán về công tác tổ chức chính quyền sẽ được đặt ra.. Do đó, sẽ cần nhiều năm để đơn vị này có thể đi vào vận hành một cách trơn tru, không dễ như việc chia tách những đơn vị hành chính trên cả nước trước đây, việc này về mặt kỹ thuật cũng khó khăn hơn nhiều so với trường hợp Hà Tây “về” Hà Nội.

Bài toán về tổ chức, là một trong những vấn đề dễ thấy nhất khi thực hiện việc sáp nhập. Khi tiến hành sáp nhập sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu đó là dôi dư cán bộ, công chức lãnh đạo và công chức, viên chức thực thi công vụ. Vậy thì phương án, chính sách giải quyết đối với số cán bộ dôi dư sau sáp nhập là như thế nào. Quyền lợi, chế độ của họ ra sao để đảm bảo hợp lý, đồng thời việc giải quyết phải phù hợp với nguồn lực tài chính cũng là một vấn đề. Nếu không có phương án cụ thể, thì việc tinh gọn bộ máy sẽ thất bại, khi đó đơn giản là chúng ta có một cỗ máy hành chính “3 trong 1”.

Thành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh: Thành tựu kỳ vọng và đòi hỏi song hành

Phối cảnh một trong những đồ án quy hoạch Khu công viên khoa học và công nghệ TP Hồ Chí Minh.

Bài toán phát triển kinh tế, qua những diễn biến và phát biểu gần đây của lãnh đạo thành phố, có thể thấy mục tiêu chính của đề án, đó là xây dựng thành phố phía Đông làm động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy tri thức và sáng tạo của của toàn thành phố. Xét ở mục tiêu này, chúng ta có thể thấy việc tăng trưởng kinh tế ở 03 quận trong khoảng 5 năm qua luôn ở mức xấp xỉ 10%/năm (nhỉnh hơn mức tăng trưởng bình quân của thành phố), thậm trí có năm mức tăng trưởng này con trên 10% (Thủ Đức năm 2017), đây là mức tăng trưởng lý tưởng đối với bất kỳ thành phố nào trên thế giới, khi thành phố mới ra đời, ai dám chắc tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn hiện nay.

Bài toán về giải quyết cơ sở vật chất dôi dư  sau sáp nhập. Vốn dĩ các cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ. Việc sáp nhập 3 quận thành một thành phố sẽ dẫn đến một lượng lớn các cơ sở hạ tầng “dư thừa”, không được sử dụng, gây lãng phí. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải giải quyết số lượng cơ sở vật chất dôi dư này để tránh gây lãng phí, hoang hóa lại càng không thể để thất thoát tài sản công như đã từng xảy ra.

Tương tự, sau khi thành phố phía Đông được tạo lập, các phường, xã thuộc các quận 2 cũ sẽ được giải quyết như thế nào. Có sự sắp xếp, sáp nhập các đơn vị cấp phường, xã hay vẫn được giữ nguyên, cũng là một câu hỏi lớn.

Bên cạnh đó, ngoài những tồn tại hiện hữu của những quận này như trật tự, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, tăng trưởng dân số cơ học... thì việc giải quyết giấy tờ của công dân sau khi sáp nhập cũng là một vấn đề cần tính đến để có phương án giải quyết.

Tóm lại, Việc sáp nhập 03 quận để xây dựng hành phố phía Đông thuộc TP Hồ Chí Minh sẽ tạo ra những lợi thế và thành tựu nhất định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho bộ máy được tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiến hành sáp nhập chắc chắn sẽ rất khó khăn, phức tạp, cần rất nhiều thời gian nghiên cứu. Việc này cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến từ các chuyên gia và trên hết việc lấy ý kiến cử tri, nhân dân 03 quận trước khi thông qua là một điều kiện tiên quyết.

Theo dự kiến, nếu thành phố phía Đông được thành lập trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9, và Thủ Đức, với diện tích tự nhiên là 211,57km2, quy mô dân số hơn 1,169 triệu người. Việc sáp như vậy để thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP Hồ Chí Minh nếu được thực hiện, thì đây là lần đầu tiên nước ta triển khai một đơn vị hành chính mới, ý tưởng mới đầy táo bạo - một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Và TP Hồ Chí Minh sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước có mô hình mới là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.