Tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản!
Sáng nay (22/2), UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức “Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản”. Đã có nhiều giải pháp đột phá để giải quyết các nhóm vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
Bất động sản TP Hồ Chí Minh 'tê liệt' vì bế tắc trong thủ tục pháp lý
HoREA đề xuất phương án gỡ khó cho dự án vướng đất công
HoREA kiến nghị 3 khung giá đất riêng cho TP Hồ Chí Minh
Khó khăn ngổn ngang
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh một bản kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc dày 30 trang, đề cập toàn diện các vấn đề nổi cộm hiện nay.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP cẩn thận ghi chép ý kiến doanh nghiệp tại hội nghị. |
Cụ thể, trước hội nghị Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS), chiều ngày (21/2), HoREA và Sở Xây dựng đã có một buổi làm việc về các nhóm vấn đề nổi cộm của thị trường BĐS.
Các nhóm vấn đề HoREA tập trung kiến nghị liên quan đến quy trình thủ tục 5 bước để triển khai một dự án BĐS, quy trình xác định tiền sử dụng đất (SDĐ), xử lý phần đất công (đường giao thông, mương, kênh rạch...) trong dự án tư nhân.... Những nhóm vấn đề vướng mắc này hiện nay đang làm cho các doanh nghiệp BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bị bế tắc; nhiều dự án bị tắc vì chỉ vướng một tỷ lệ rất nhỏ đất công xen cài trong dự án; nhiều dự án được xây dựng đất có nguồn gốc đất công bị đình hoãn vô thời hạn khi bị thanh tra, kiểm tra....
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có 415.000 doanh nghiệp, có gần 15.000 doanh nghiệp BĐS. TP có gần 9000 doanh nghiệp lớn, trong đó 30% là doanh nghiệp BĐS. Tuy chỉ chiếm 2% số doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp lớn chiếm 70% tổng vốn đăng ký và đóng góp hơn 80% đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Mặc dù có vị thế quan trong trong thành phần kinh tế của TP, tuy nhiên lĩnh vực BĐS vẫn còn đó nhiều khó khăn và ngày càng khắc nghiệt hơn. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 -2019 chỉ đạt 4,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GRDP và hiện nay tỷ trọng đóng góp trong GRDP cũng thuộc hàng thấp nhất trong 9 ngành dịch chủ yếu.
TP cảm thấy trăn trở khi nghe HoREA báo cáo hầu hết các doanh nghiệp khó khăn, quy mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và lợi nhuận không đạt chỉ tiêu.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP phát biểu tại hội nghị. |
Trong năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án; 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư giảm 64 dự án; trong đó chỉ có 7 dự án được chấp thuận đầu tư mới. Ngoài ra, chỉ có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn, giảm 30 dự án...
Cũng theo ông Nguyễn Thành Phong, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do các quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp. Cùng với đó nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, điều này dẫn đến việc đùn đẩy giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước, chưa đảm bảo một quy trình liên thông, đồng bộ.
Những điều này nếu không giải quyết kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường, gây khó khăn cho các doanh ghiệp, làm giảm guồn thu ngân sách.
“Tại hội nghị này tôi yêu cầu các sở ngành phải tập trung trả lời cụ thể, rõ ràng những phản ánh, thắc mắc của doanh nghiệp; hướng dẫn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để sớm triển khai dự án. Những vấn đề nào chưa trả lời được ngay tôi đề nghị trong vòng 10 ngày làm việc phải có trả lời hoặc hướng dẫn cụ thể”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.
Giải pháp gỡ khó
Tại hội nghị, ông Lê Hoà Bình – Giám đốc Sở Xây dựng đã trình bày dự thảo hướng xử lý những nhóm vấn đề khó khăn của doanh nghiệp BĐS hiện nay.
Những vấn đề UBND TP báo cáo xin ý kiến của các bộ ngành và thủ tướng chính phủ trước khi thực hiện.
Những vấn đề báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
Quy trình 5 bước đối với trường hợp nhà đầu tư có quyền SDĐ hợp pháp Bước 1. Chấp thuận chủ trường đầu tư (theo nghị định 99/2015 và quyết định 03 của UBND TP ngày 21/2/2019). UBND TP chấp thuận chủ trương cho phép tổ chuyên gia được xem xét đánh giá, cho ý kiến về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư. Bước 2: Công nhận chủ đầu tư (theo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và quyết định 03 của UBND TP ngày 21/2/2019). Đối với một số dự án được UBND TP chấp thâun5 tổ chuyên gia xem xét đánh giá cho ý kiến về hồ sở chấp thuận chủ trương đầu tư thì thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư (tại bước 1 và bước 2 của quy trình) sẽ được th75c hiện cùng lúc, khi đó dự án chỉ còn phải thực hiện theo 4 bước. Bước 3: Trình duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trìh (Theo Nghị định 37/2010/ND-CP) Bước 4: Chấp thuận đầu tư dự án (Theo quy định tại Nghị số 11/2013NĐ-CP) Bước 5A: thẩm định thiết kế kỹ thuận, thiết kế cơ sở cấp phép xây dựng (Quy định tại nghị định số 59/2015/ND-CP) Bước 5B: Đối với dự án có chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thay đổi sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ); xác định nghĩa cụ tài chính bổ sung do điều chỉnh uy hoạch teho quy định tại Luật Đất đai. |
-Về cách hiểu và vận dung quy đinh quyền SDĐ ở hợp pháp khu thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở. UBND TP sẽ thống nhất tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chính phủ xem xét và chấp thuận phương án “Có quyèn SDĐ ở hợp pháp” theo nội dung văn bản 5837/UBND- ĐT ngày 17/10/2016, cụ thể như sau: Đối với với diện tích đất thuộc diện có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng, nếu đã xác đình là đất ở trong đồ án quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã có văn bản của cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích SDĐ để triển khai xây dựng nhà ở hoặc đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi thực hiện giải phóng mặt bằng là để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì diện tích đất đó được coi là đất ở.
-Về xử lý phần đất do nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở (đất xen cài giữa các thửa đất, đất mương, rạch...) UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho áp dụng chung trên địa bàn thành phố thực hiện các nội dung như sau:
Trong đó, đối với tổng diện tích dưới 1.000m2 do nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở (đất xen cài giữa các thửa, đất mương, rạch...) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP giao cho chủ đầu tư để chuyển đổi mục đích SDĐ và thực hiện quy hoạch
Còn đối với quỹ đất có tổng diện tích từ 1.000m2 trở lên, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP thực hiện hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất với diện tích tương đương, tập trung ngay tại dự án với chủ đầu tư có quỹ đất với diện tích tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao cho nhà nước quản lý sử dụng.
Những vấn đề xin ý kiến các bộ ngành.
Về quy định chuyển tiếp đối với dự án chưa có quyền SDĐ ở hợp pháp Theo quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư không yêu cầu chủ đầu tư phải có quyền SDĐ ở hợp pháp; do đó trường hợp chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quyết định chấp thuận đầu tư các dự án nhà ở (do dự án có điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc) trước đây đã thực hiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư theo quy định tại nghị định số 90/2006/NĐ-CP nhưng chưa có quyền SDĐ ở hợp pháp, UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến hướng dẫn về yêu cầu hoặc không yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện hoàn tất nghị vụ tài chính hoặc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ ở
Quang cảnh hội nghị. |
Về dự án SDĐ có nguồn gốc do Nhà nước cho thuê đất ngắn hạn trả tiền hàng năm cho đến khi thực hiện quy hoạch để làm tỏ trường hợp nhà đầu tư đề xuất chuyển mục đích SDĐ để thực hiện dự án nhà ở đối với đất có nguồn gốc do Nhà nước cho thuê đất ngắn hạn trả tiền hàng năm cho đến khu thực hiện quy hoạch có thuộc trường hợp thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư hay phải thực hiện thu hồi đất để tổ chức đấu giá quyền SDĐ theo quy định pháp luật về đất đai, UBND TP giao Sở TNMT tiếp tục có văn bản kiến nghị Bộ TNMT có ý kiến hướng dẫn làm rõ nội dung này.
Về hướng xử lý đối với đất của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Để làm rõ trường hợp xin chuyển mục đích SDĐ để thực hiện dự án nhà ở đối với đất đang thuộc quyền quản lý sử dụng của doanh nghiệpp cổ phần hoá có thuộc trường hợp được xem xét quyết định quyết định chủ trương đầu tư hay phải thực hiện thu hồi đất và đấu giá công khai theo chỉ đạo của Quốc hội tại điểm I khoản 1 điều 2 Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước... UBND thành thống nhất giao Sở TNMT có văn bản báo cáo và kiến nghị Bộ TNMT và các bộ ngành có liên quan xem xét, có hướng dẫn xử lý đối với các khu đất do các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá đang quản lý, sử dụng dụng nay đề nghị quyết định chủ trương đầu tư để chuyển mục dích SDĐ
Quy trình thực hiện dự án nhà ở Đối với trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền SDĐ ở hợp pháp gồm 5 bước. Bước 1: Lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư, Bước 2 lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Bước 3: lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục dích SDĐ theo quy định của Luật Đất dai. Bước 4: Lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền SDĐ theo quy định, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ ở. Bước 5: Công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng. |