Vẫn còn một số quy định chồng chéo, gây khó khăn trong thủ tục đầu tư
Đánh giá thị trường BĐS vừa trải qua 8 tháng đầu năm 2021 với nhiều khó khăn do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, song Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu vẫn bày tỏ lạc quan vì tin tưởng vào những quyết sách từ Chính phủ.
Toàn cảnh thị trường bất động sản Đà Nẵng và Quảng Nam 7 tháng đầu năm 2021
Kiệt sức vì trả nợ vay mua nhà
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Bất động sản song hành cùng đầu tư công
“Sự quyết liệt của Chính phủ trong việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tạo ra nhiều tác động tích cực cho thị trường BĐS. Thêm vào đó, với loạt nghị quyết, chỉ thị mới ban hành, Chính phủ đã tạo điều kiện, định hướng cho các bộ, ngành, địa phương chủ động đưa ra nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả công cụ điều tiết chính như tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch… từ đó tạo ra nhiều tín hiệu đáng mừng, hứa hẹn giúp thị trường BĐS duy trì trạng thái thăng bằng, chờ bùng nổ khi hết dịch” – ông Lê Hoàng Châu nói.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, dù hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS đang từng bước được hoàn thiện, song vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư. “Xét từ các yếu tố thực tiễn, HoREA đề xuất Chính phủ sớm xem xét ban hành một số văn bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn, chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; có quy định cơ chế chặt chẽ về quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư. Đặc biệt có các cơ chế, chính sách khả thi để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng lại hàng trăm nhà chung cư cũ, hư hỏng hiện nay và thực hiện tái định cư cho các hộ gia đình có nhà ở tốt hơn chỗ ở cũ” – Chủ tịch HoREA nhấn mạnh.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, sau hơn một năm rưỡi đồng hành với Nhà nước trong phòng, chống đại dịch Covid-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, cho đến nay hầu hết các DN BĐS đã dần kiệt sức. Thậm chí, một số DN lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời. Do đó, việc tháo gỡ các ách tắc, vướng mắc về thể chế, pháp luật và kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh cho DN và thị trường BĐS có ý nghĩa quan trọng để từng bước phục hồi và phát triển trở lại sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19.
Ông Lê Hoàng Châu cho biết, HoREA đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng là DN BĐS, hộ gia đình, cá nhân và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 - 30/6/2022, nhất là việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới...