Đầu tư vào bất động sản công nghiệp có xu hướng tăng trở lại
Kết thúc quý I/2017, đã có 4.700 ha đất dự án công nghiệp được phát triển, tăng 7% so với quý I/2016. Điều này cho thấy, phân khúc bất động sản công nghiệp của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Nguy cơ vỡ mộng chứng chỉ nhà ở Vinaland
Long An: Xu hướng đầu tư bất động sản rầm rộ vào cuối năm 2016
Đầu tư bất động sản ra nước ngoài
Tăng trưởng ấn tượng
Đầu năm 2016, việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một thông tin tích cực cho ngành công nghiệp Việt Nam. Cũng từ đây, việc các công ty nước ngoài qua Việt Nam đặt nhà máy sản xuất, mong hưởng mức thuế bằng không, đã thúc đẩy phân khúc bất động sản công nghiệp phát triển.
Nhưng bước vào năm 2017, giấc mơ này vụt tắt khi Mỹ, đối tác lớn nhất trong TPP thông báo rút khỏi hiệp định này. Thông tin này khiến các nhà đầu tư địa ốc không khỏi lo lắng, vì trước đó đã ôm quỹ đất để xây dựng các cụm công nghiệp, hoặc mở rộng các khu công nghiệp.
Theo Ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Vietnam (đơn vị cung cấp các dịch vụ bất động sản), mối lo này là có cơ sở, tuy nhiên, Việt Nam đang là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên toàn cầu. Chính vì vậy, dù không có TPP, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn có xu hướng tăng trưởng.
Một dự án đầu tư khu công nghiệp |
Ông Alex Crane cho biết, số liệu của Cushman & Wakefield Việt Nam mới đây cho thấy, trong quý I/2017, lượng vốn FDI cam kết của Việt Nam đạt mức kỷ lục 7,7 tỷ USD, trong đó, 4,3 tỷ USD. Trong số này, lượng vốn đổ vào lĩnh vực sản xuất lên chiếm 84,8%. Ngoài ra, sự gia tăng sản lượng công nghiệp, về số lượng doanh nghiệp mới, cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất cũng tác động tích cực tới thị trường bất động sản công nghiệp.
“Tính đến hết quý I/2017, lượng hấp thụ của thị trường đối với phân khúc đất công nghiệp của Việt Nam là 4.700 ha, tăng 7% so với quý I/2016, bất chấp diễn biến bất ngờ của kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, dẫn đến việc Mỹ rút khỏi TPP”, ông Alex Crane nói.
Cũng theo ông Alex Crane, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưa chuộng Việt Nam, thị trường tiếp tục ổn định.
Trở lại đường đua
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ trở lại cuộc đua tăng trưởng, bởi hiện Việt Nam đang có 4 FTA đang trong quá trình đàm phán, bao gồm RCEP, FTA giữa ASEAN với Hong Kong, FTA với Israsel và FTA với EFTA. Các hiệp định thương mại này sẽ mang lại các cơ hội cho dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, cùng với sự phát triển của lĩnh vực sản xuất nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng.
Bên cạnh những dự báo lạc quan trên, ông Cushman & Wakefield cho rằng, vẫn còn những lo ngại và thử thách đối với các công ty đa quốc gia đang đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu là do các thủ tục hành chính rườm rà gây mất thời gian trong việc thực hiện dự án. Vì thế, các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp vẫn cần thực hiện những cải cách, nhằm thu hút nhiều đầu tư và tăng giá cho thuê đất. Ke hạ tầng là yếu tố ưu tiên hàng đầu, chẳng hạn như các tuyến đường chính từ TP.HCM và Hà Nội dẫn đến các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
“Thậm chí, trong các khu công nghiệp cũng cần những thay đổi, cải thiện để thu hút thêm đầu tư, chẳng hạn như điện, nước hệ thống xả thải của khu công nghiệp… Những yếu tố này cũng ảnh hưởng nhất định đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia”, ông Alex Crane nói.