Ham giá rẻ bằng nửa, dân Sài Gòn ùn ùn kéo về Đồng Nai mua đất

(Tieudung.vn) - Ngoài lợi điểm đến từ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, giúp kết nối Đồng Nai và các tỉnh lân cận, có nhiều lý do khiến thị trường đất nền Đồng Nai tạo được sức hút không chỉ với giới

Ham giá rẻ bằng nửa, dân Sài Gòn ùn ùn kéo về Đồng Nai mua đất

Ham giá rẻ bằng nửa, dân Sài Gòn ùn ùn kéo về Đồng Nai mua đất
Ngoài lợi điểm đến từ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, giúp kết nối Đồng Nai và các tỉnh lân cận, có nhiều lý do khiến thị trường đất nền Đồng Nai tạo được sức hút không chỉ với giới đầu tư mà còn với người có nhu cầu an cư thực.

Hiệu ứng từ hạ tầng giao thông

Những năm gần đây, Đồng Nai luôn được đánh giá có sức hút không chỉ với giới đầu tư mà cả với người mua nhà để ở. Bởi ngoài các công trình giao thông trọng điểm đã và sẽ hình thành trong thương như cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành, cầu Cát Lái hay tuyến đường sắt trên cao metro số 1 từ TP Hồ Chí Minh được kiến nghị nối dài đến địa phận tỉnh này.

Ham giá rẻ bằng nửa, dân Sài Gòn ùn ùn kéo về Đồng Nai mua nhà đất
Mỗi dịp cuối tuần, nhiều khách hàng từ TP.HCM về Đồng Nai tìm mua đất.

Ông Nam - Giám đốc công ty môi giới địa ốc tại TP. Biên Hoà cho biết, khi “cơn sốt” đất nền ăn theo sân bay quốc tế Long Thành lắng xuống thì gần đây lại trở nên nhộn nhịp. Cứ vào dịp cuối tuần, xe từ TP Hồ Chí Minh chở khách hàng đi xem đất lại nối đuôi nhau, văn phòng môi giới đất đai mọc như nấm.

Theo ông Nam, sở dĩ đất nền Đồng Nai được săn đón là bởi thông tin xây cầu Cát Lái và tuyến đường sắt trên cao metro số 1 được nghiên cứu kéo dài về TP. Biên Hoà. Những lô đất có giá từ 300 – 500 triệu đồng/nền đang được người mua săn lùng nhiều nhất.

“Nếu như trước đây đa phần người mua là giới đầu tư thì nay đã xuất hiện khách có nhu cầu mua để ở, chủ yếu nguồn khách đến từ TP Hồ Chí Minh”, ông Nam cho hay.

Bà Trần Thị Cẩm Tú – TGĐ Công ty BĐS Eximrs cho hay, thuận lợi về hạ tầng giao thông đang tạo ra lực đẩy cho đất nền ở Đồng Nai. Đơn cử như khu đô thị kinh tế mở Long Hưng tại TP. Biên Hoà do Công ty BĐS Eximrs phân phối, chưa đầy 3 tháng đã bán hơn 400 nền. “Gần đây, nhiều lượt khách hàng đến tham quan và đặt mua đất nền ở dự án Long Hưng. Nắm bắt nhu cầu đó, đầu tháng 11/2016 công ty sẽ tiếp tục mở bán giai đoạn 2”, bà Tú cho biết.

Theo bà Tú, trên thực tế TP Hồ Chí Minh và TP.Biên Hoà chỉ cách nhau con sông nhưng giá đất lại chênh nhau khá rõ. Nếu như ở quận 9, TP Hồ Chí Minh giá bán trung bình khoảng 16 triệu đồng/m2 thì bên kia sông chỉ dao động ở mức 7 – 8 triệu đồng/m2. Ngoài giá bán, sự cạnh tranh còn đến từ thủ tục pháp lý rõ ràng của các dự án.

Giảm sức ép dân số

Trong bối cảnh dân số cơ học TP Hồ Chí Minh đã xấp xỉ 10 triệu người, việc người dân tiếp cận nhà ở tại thành phố là không dễ dàng. Chuyên gia quy hoạch Nguyễn Trí Vinh cho rằng, sự phát triển của các khu đô thị vệ tinh lân cận TP Hồ Chí Minh là hướng đi tích cực để giảm sức ép về dân số. Vì dân số tăng lên lại tiếp tục gây sức ép lên hạ tầng, trong khi đó nhiều năm qua TP Hồ Chí Minh vẫn đang loay hoay với bài toán hoàn thiện hạ tầng đô thị.

Ham giá rẻ bằng nửa, dân Sài Gòn ùn ùn kéo về Đồng Nai mua nhà đất
Khách hàng quan tâm các dự án ở Đồng Nai vì chỉ cách 1 con sông nhưng giá đất thấp hơn một nửa

Theo ông Nguyễn Trí Vinh, câu chuyện di dân tự nhiên để giảm sức ép cho TP Hồ Chí Minh đã được đặt ra từ lâu nhưng không dễ giải quyết. Cái khó là đô thị vệ tinh phải được quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối tốt với trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Chuyên gia quy hoạch này lấy ví dụ như quy hoạch dự án Dreamland City tại TP.Biên Hoà. Trên quỹ đất rộng 1.300ha, dự án bố trí khu trung tâm đô thị, khu tổ hợp khách sạn, khu biệt thự cao cấp, trường đại học quốc tế, bệnh viện, khu vui chơi và khu tái định cư tại chỗ cho dân địa phương.

“TP Hồ Chí Minh cần nhiều hơn những khu đô thị vệ tinh quy hoạch hoàn chỉnh về hạ tầng, giải quyết tốt bài toán dân sinh. Còn nếu để tình trạng dự án đất nền tự phát sẽ phá vỡ quy hoạch vùng rộng lớn trong tương lai, tạo nên nên những khu đô thị nhếch nhác. Sự thất bại của Thành phố mới Bình Dương là bài học nhãn tiền”, ông Vinh nói.

Về quy hoạch xây dựng vùng TP Hồ Chí Minh, GS Frank Schank Schwartze – Trưởng nhóm quốc tế cho vùng TP Hồ Chí Minh, cho biết TP Hồ Chí Minh cần phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng bởi từ năm 2008 đến nay dân số cơ học do di cư không ngừng tăng, hiện trạng vùng TP Hồ Chí Minh có nhiều hạn chế như đô thị phát triển tự phát dẫn tới quá tải trong hệ thống giao thông, hạ tầng chung không đủ, gây ngập lụt nặng nề và sự thiếu hợp tác giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng.

Đồng quan điểm nói trên, theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, đô thị vệ tinh chỉ thật sự thu hút được người dân đến an cư khi hội đủ yếu tố về hạ tầng và dân sinh. Sự phát triển bền vững ở những khu đô thị mới này góp phần “chia lửa” đáng kể cho TP Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng cuộc sống.