Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 4: Giao đất công “bừa bãi”?
Nhiều dự án ở Đồng Nai được xây dựng trên đất trồng lúa, đất rừng nhưng lại chưa lập phương án trồng rừng thay thế, chưa chuyển mục đích sử dụng.
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 3: Ngân sách hụt thu vì tính sai “tiền đất”
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 2: Dự án KCN Amata được “ưu ái” miễn tiền thuê đất?
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 1: Thiệt hại gần 500 tỷ đồng...
16 dự án chuyển mục đích đất trồng rừng sai quy định
Như Tieudung.vn đã thông tin trước đó, nhiều vi phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai đã được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 1739/KL-TTCP ban hành ngày 30/09/2021.
Theo thông báo kết luận thanh tra, công tác quản lý, sử dụng đất đã được các cấp, ngành tỉnh Đồng Nai chú trọng, thu hút đầu tư đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai bộc lộ một số thiếu sót với số tiền vi phạm được xác định là 335,2 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đến ngày 31/12/2018 là gần 154 tỷ đồng.
TTCP yêu cầu chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thực hiện trồng rừng thay thế với diện tích 12,46ha.
Cụ thể, tại văn bản này, TTCP xác định có tất cả 25 dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất rừng đã được Quỹ Trồng rừng thay thế tỉnh Đồng Nai (Sở NN&PTNT) thu tiền trồng rừng thay thế nhưng thu theo đơn giá bình quân trồng rừng sản xuất (25.230.097 đồng/ha) là chưa đúng quy định nêu tại Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT và khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT (quy định thu theo đơn giá bình quân của rừng phòng hộ và đặc dụng là 47.088.177 đồng/ha), tổng số tiền chênh lệch phải xác định thu nộp bổ sung là 4.201.959.156 đồng (Phụ lục 17).
Đáng chú ý, trong số 25 dự án này còn có 16 dự án chưa nộp tiền trồng rừng thay thế với số tiền địa phương đã xác định theo đơn giá trồng rừng sản xuất cần thu nộp là 1.754.955.087 đồng.
Liên quan đến 16 dự án nói trên, TTCP kết luận, UBND tỉnh Đồng Nai giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang mục đích khác để thực hiện 16 dự án đầu tư khi chủ đầu tư chưa lập phương án trồng rừng thay thế hoặc chưa nộp tiền trồng rừng thay thế là không đúng quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.
Bên cạnh đó, quỹ trồng rừng thay thế tỉnh Đồng Nai thu tiền trồng rừng thay thế của 9 dự án theo đơn giá bình quân của rừng sản xuất tiếp tục chưa chưa đúng quy định tại điều 6, Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Theo đó, số tiền phải thu bổ sung lên đến 2.682.554.827 đồng.
Phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, TTCP yêu cầu chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thực hiện trồng rừng thay thế với diện tích 12,46ha theo phương án đã xác định. Đồng thời, rà soát, thực hiện việc điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với các hợp đồng thuê đất đã hết thời hạn ổn định 5 năm trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
3 khu công nghiệp đã được phê duyệt nhưng chưa thành lập
Chủ đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bàu Cạn (Long Thành, Đồng Nai) được cấp Quyết định điều chỉnh giảm diện tích đất đã giao và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định.
Đặc biệt, trong lần thanh tra nói trên TTCP còn xác định, UBND tỉnh Đồng Nai giao đất với thời hạn sử dụng lâu dài tại một số dự án đầu tư không đúng quy định. Quyết định điều chỉnh giảm diện tích đất đã giao và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư Dự án Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại xã Bàu Cạn (huyện Long Thành) và giao đất công cộng có mục đích kinh doanh tại dự án Trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và căn hộ thị trấn Long Thành không đúng quy định.
Không chỉ vậy, kết quả thực hiện nhiều chỉ tiêu quy hoạch đạt thấp hoặc không đạt yêu cầu; kết quả triển khai các công trình, dự án đạt tỷ lệ thấp, có công trình, dự án không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương phải loại bỏ, dừng đầu tư, phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chuyển tiếp sang kỳ quy hoạch tiếp theo; có 3 khu công nghiệp theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng chưa được thành lập; một số dự án đầu tư chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, không triển khai đầu tư, triển khai đầu tư không đúng tiến độ; một số dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện ký quỹ theo quy định.
Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm chậm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 cấp tỉnh bình quân đạt 91,8%, cấp huyện đạt 88,4%; Công tác phân bổ vốn đầu tư của nhiều dự án đầu tư quá thời gian quy định tại khoản 3, điều 2, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP…
TTCP cũng chỉ rõ, chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng của một số dự án đầu tư xây dựng chưa tốt, dẫn đến dự toán gói thầu xây lắp tăng so với quy định, cần thu hồi về Ngân sách Nhà nước và giảm trừ khi quyết toán đối với các gói thầu có giá trị trúng thầu cao hơn dự toán sau khi xác định lại theo quy định là 2.133.918.629 đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai còn giao đất, cho thuê đất trồng lúa để nhà đầu tư thực hiện dự án, nhưng trong quyết định không thể hiện cụ thể đất chuyên trồng lúa, dẫn đến gặp khó khăn trong việc xác định để thu tiền bảo vệ, phát triến đất chuyên trồng lúa theo quy định.
Với những sai phạm này, TTCP kiến nghị rà soát, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tính thu tiền bảo vệ và phát triến đất chuyên trồng lúa theo quy định. (còn nữa)…
Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bộ TN&MT công khai các sai phạm đất đai tại Đồng Nai Ngày 15/2, qua báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các tỉnh, Bộ TN&MT vừa công bố công khai tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhiều doanh nghiệp đã bị thu hồi, kiến nghị thu hồi đất. Theo đó, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã rà soát và báo cáo Bộ TN&MT về việc công bố công khai 4 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (đợt 1 năm 2022) do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng. Sở TNMT tỉnh Đồng Nai cho biết: Đây là những trường hợp vi phạm theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, dự án Tổng kho xăng dầu xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch) của Công ty CP Vật tư xăng dầu COMECO với tổng diện tích 20ha. Ngày 23/6/2021, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Thứ 2 là dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phân hữu cơ tại xã Túc Trung (huyện Định Quán) của Công ty TNHH TMXD Đa Lộc (nay là Công ty CP TM-XD Đa Lộc) với tổng diện tích 0,3133ha. Dự án này vi phạm do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng đã được Thanh tra tỉnh kết luận tại kết luận số 7931 ngày 11/8/2017. Đến ngày 17/5/2021, Sở TNMT đã có tờ trình gửi UBND tỉnh kiến nghị chấp thuận gia hạn 24 tháng. Ngày 4/6/2021 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định chấp thuận gia hạn thời hạn sử dụng đất 24 tháng. Thứ 3 là dự án Khu dân cư dịch vụ và cù lao Tân Vạn tại phường Tân Vạn (TP Biên Hòa) của Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa – Á Châu với tổng diện tích 48,05ha. Dự án này vi phạm do chưa đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất (thời điểm vi phạm năm 2020). Ngày 9/7/2020 UBND tỉnh đã ban hành quyết định chấp thuận gia hạn thời gian sử dụng đất 24 tháng. Trường hợp thứ 4 là dự án xây dựng Xưởng sản xuất tại Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (TP Biên Hòa) của Công ty TNHH Gốm mỹ nghệ Hồng Hưng 2 với tổng diện tích 0,5004ha. Dự án này vi phạm do chậm tiến độ (thời điểm vi phạm năm 2020). |