Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 8: Gần 1.500 ha đất công bị lãng phí
Dù không ít lần được yêu cầu chấn chỉnh nhưng công tác quản lý đất công tại Đồng Nai vẫn lãng phí. Trong đó, điển hình là dự án Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico với hàng nghìn ha đất công được doanh nghiệp “xí phần”, nhưng rồi bỏ hoang nhiều năm nay.
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 7: Hơn 200 tỷ đồng tiền sử dụng đất “không cánh mà bay”!
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 6: Nhiều dự án chậm tiến độ…
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai - Bài 5: Chỉ định thầu sai quy định!
Xí phần rồi…để đó
Như Tieudung.vn đã thông tin trước đó, nhiều vi phạm trong quản lý đất đai tại Đồng Nai đã được TTCP chỉ rõ trong Kết luận thanh tra số 1739/KL-TTCP ban hành ngày 30/09/2021.
Theo thông báo kết luận thanh tra, công tác quản lý, sử dụng đất đã được các cấp, ngành tỉnh Đồng Nai chú trọng, thu hút đầu tư đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai bộc lộ một số thiếu sót với số tiền vi phạm được xác định là 335,2 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đến ngày 31/12/2018 là gần 154 tỷ đồng.
Gần 14 năm nay, người dân tại dự án Khu dịch vụ, thương mại Logistics (phân khu thuộc dự án Dofico) tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai phải chịu cảnh lầy lội mỗi khi có mưa, ghi nhận năm 2021. Ảnh: Nhân Dân)
Đáng chú ý, với công tác thực hiện các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, TTCP phát hiện một số sai phạm nghiệm trọng tại dự án Khu liên hợp Công nông nghiệp Dofico (dự án Dofico).
Theo đó, TTCP kết luận UBND tỉnh Đồng Nai đã áp dụng chính sách ưu đãi giảm 70 % tiền sử dụng đất khi giao đất cho nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để giảm 70 % tiền thuê đất trả một lần cho Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai tại 3 dự án thuộc dự án Dofico, huyện Xuân Lộc với số tiền 215.441.220.568 đồng là không đúng quy định pháp luật.
Được biết, từ năm 2007, dự án Dofico đã được Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu với hàng nghìn ha đất công giao cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, thực hiện.
Theo đó, tổng diện tích dự án khoảng 2.186,6 ha, ở hai huyện là Xuân Lộc và Thống Nhất (Đồng Nai). Trong đó, có khoảng 1,493 ha đất công, chiếm 68,27%.
Cụ thể, dự án được chia làm 5 phân khu, trong đó huyện Xuân Lộc có 4 phân khu (gồm 3A, 3B, 3C, 3D) với hơn 1.911 ha và phân khu dịch vụ, thương mại, Logistics tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, diện tích khoảng 275 ha.
Để thực hiện đầu tư dự án, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đã được hưởng rất nhiều ưu đãi đặc thù. Trong đó, ngoài các quy định về cơ chế chính sách hiện hành đối với các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ và quy định pháp luật về đất đai, tài chính, Chính phủ đã chấp thuận ưu tiên đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội, khó khăn, các dự án này đồng thời được hưởng ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP.
Đồng thời, doanh nghiệp này còn được ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào dự án Dofico (gồm các dự án đầu tư hạ tầng, được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và tiền thuê đất tương ứng với lĩnh vực đầu tư.
Song, mặc dù nhận được hàng loạt những ưu đãi mang tính chuyên biệt nhưng việc thực hiện đầu tư dự án, kêu gọi đầu tư vào dự án Dofico rất ít và hầu hết diện tích đất vẫn còn để hoang. Đến nay, dự án mới cho thuê được khoảng 28 ha; Khu dịch vụ, thương mại Logicstics tại xã Lộ 25 để không và chuyển giao cho đơn vị khác.
Theo ghi nhận, gần 14 năm qua dự án vẫn còn ở giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương.
Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai nói gì?
“Ì ạch” kéo dài dự án hơn chục năm, lãng phí nguồn lực đất đai của Nhà nước, Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai giải thích rằng, nguyên nhân chậm trễ có cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Đáng chú ý, nguyên nhân khách quan mà chủ đầu tư này chỉ ra đầu tiên là do chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào các khu nông nghiệp tập trung của Nhà nước chưa thật sự hấp dẫn.
Dự án khu dân cư kết hợp với công trình giáo dục thuộc dự án Dofico. (Ảnh: Công an Nhân Dân)
“Đối với nhà đầu tư kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp, chi phí giải phóng mặt bằng để hình thành khu sản xuất nông nghiệp tập trung khả cao so với việc nhà đầu tư trực tiếp thuê đất của nông dân, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyên khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp , nông thôn, nhưng giải quyết chủ yếu về thủ tục hành chính, các dự án nông nghiệp vẫn khó thu hút nhà đầu tư vì đơn giá thuê đất cao” - Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai trình bày.
Cũng theo doanh nghiệo này, quy định về hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng mới được triển khai đối với dự án nông nghiệp khiến tốc độ bị chậm, dù tổng diện tích đất Tổng công ty bồi thưởng và thu hồi tại các Phân khu trong dự án có nguồn gốc từ Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Thọ Vực quản lý. Tuy nhiên hiện trạng đất không liền thừa không thể đầu tư hạ tầng để mời gọi nhà đầu tư thứ cấp.
Ngoài 2 nguyên nhân khách quan trên, còn có nguyên nhân chủ quan là do quy mô dự án quá lớn so năng lực thực sự của chủ đầu tư. Tổng diện tích theo quy hoạch của dự án Dofico khoảng hơn 2.200 ha. Trong đó, diện tích đất công khoảng hơn 1.400 ha, và việc sử dụng đất công thực tế rất phức, cụ thể:
Với diện tích 568,477 ha tại xã Xuân Tâm và Xuân Hưng (Phân khu 3B và Phân khu 3C), gồm nhiều thừa phân tán, đất này được Công ty Lâm nghiệp Sải Gòn bàn giao lại cho huyện Xuân Lộc trước khi giao cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý theo dự án. Cho đến thời điểm chấm dứt dự án vẫn giữ nguyên diện tích .
Với diện tích 522 ha tại xã Xuân Bắc (Phân khu 3D) do Công ty TNHH MTV Thọ Vực quản lý và giao khoản cho các hộ dân, bình quân một hộ nhận khoán khoảng (1-2) ha. Việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do việc hỗ trợ giá đất nông nghiệp phải điều chỉnh nhiều lần.
Còn diện tích 250 ha tại xã Lộ 25 (Phân Khu Logistic), đất công do UBND xã Lộ 25 quản lý đã giao cho các hộ dân sử dụng từ nhiều năm, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi.
Riêng diện tích 188 ha tại xã Xuân Thành gồm một khu liền thừa do Công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn bàn giao, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đã đầu tư xong hệ thống giao thông chính và sau lấp mặt bằng.
Có thể thấy dù đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân, song thực thế là điều không thể bao biện. Bỏ hoang hàng nghìn ha đất công trong hàng chục năm, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đã lãng phí nguồn lực đất đai, làm tổn thất lớn tài nguyên quốc gia, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, phần trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền tỉnh Đồng Nai...(còn nữa)
Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bộ Công an điều tra dấu hiệu sai phạm tại dự án của Dofico Ngày 23/12/2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp thông tin, tài liệu để điều tra dấu hiệu sai phạm liên quan đến dự án Khu dân cư kết hợp công trình giáo dục trên đường Vũ Hồng Phô, phường Bình Đa, TP Biên Hòa. Theo đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp tài liệu liên quan đến dự án với diện tích hơn 23.000 m2 do Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai TNHH MTV (Dofico) đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung thông tin tài liệu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu yêu cầu cung cấp gồm Dofico liên doanh với hai cá nhân để thành lập Công ty CP phát triển nhà Bình Đa (Bidaco); việc tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ lên 150 tỷ của Biaadaco; Dofico thoái vốn tại Bidaco vào năm 2018. Đồng thời Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cung cấp hồ sơ xoay quanh việc Dofico cho Công ty liên doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Bihimex - Yong Linh (Bilico) kinh doanh sản xuất trên diện tích 23.000 m2 đất ở vị trí trên. Ngoài ra, còn hồ sơ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu trong quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá tài chính, hạch toán phân phối lợi nhuận đối với Dofico về dự án. Liên quan đến vụ việc này, năm 2011, thời điểm thành lập Bidaco, Dofico góp hơn 22 tỷ đồng, tương ứng với 24,4% vốn điều lệ. Số vốn này được góp bằng giá trị tài sản và vị trí địa lý khu đất. Thời điểm bấy giờ, theo đề án thành lập Bidaco, dự kiến xây dựng tại Dự án 235 căn hộ nhà ở, gồm: nhà phố liền kề, biệt thự song lập và chung cư 10 tầng cho khoảng 940 người và mang lại tổng doanh thu cho Bidaco 466 tỷ đồng. Trong đó lãi ròng hơn 54 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn trong vòng 2 năm. Cuối năm 2018, Dofico có văn bản đề nghị thoái hết vốn tại Bidaco. Lúc này, tổng giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu là hơn 214 tỷ đồng, trong đó giá trị quyền sử dụng đất là hơn 180 tỷ đồng. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận cho Dofico chuyển nhượng hết vốn tại Bidaco. |