Nhộn nhịp thị trường bất động sản Nam Sài Gòn

(Tieudung.vn) - Tưởng chừng như sẽ chững lại bởi hệ lụy từ bãi rác Đa Phước, thế nhưng, những tháng đầu năm 2017 thị trường chứng kiến sự sôi động bất ngờ của BĐS Nam Sài Gòn. Một loạt dự án đã được các chủ đầu

Nhộn nhịp thị trường bất động sản Nam Sài Gòn

Nhộn nhịp thị trường bất động sản Nam Sài Gòn
Tưởng chừng như sẽ chững lại bởi hệ lụy từ bãi rác Đa Phước, thế nhưng, những tháng đầu năm 2017 thị trường chứng kiến sự sôi động bất ngờ của BĐS Nam Sài Gòn. Một loạt dự án đã được các chủ đầu tư triển khai và nhanh chóng "tạo sóng" trên thị trường.

Phối cảnh tổng thể dự án căn hộ D-Vela Nam Sài Gòn
Phối cảnh tổng thể căn hộ D-Vela quận 7 thuộc khu Nam Sài Gòn

“Bom tấn” trình làng

Không ai khác, liên doanh An Gia Investment và Quỹ đầu tư Nhật Bản Creed Group chính là người “nổ phát súng đầu tiên” báo hiệu sự sôi động của bất động sản (BĐS) Nam Sài Gòn khi công bố chi 3.500 tỷ để mua lại dự án của Vạn Phát Hưng tại quận 7. Trước khi đi đến quyết định này, “cặp đôi” An Gia và Creed Group cũng đã có “một cú bắt tay lịch sử” với Phát Đạt để tạo nên “siêu phẩm” River City.

Tiếp theo An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group, một tên tuổi khác của làng địa ốc Sài Gòn là Công ty CP Căn Nhà Mơ Ước (DRH) cũng “trình làng” một dự án mang phong cách độc đáo với tổng mức đầu tư lên đến 500 tỷ đồng là D-Vela. Dự án tọa lạc trên mặt tiền đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) gồm một tòa tháp cao 20 tầng với 168 căn hộ, 82 căn office-tel và 9 căn shophouse. “D-Vela nằm đối diện với Trung tâm hành chính quận 7 và ngay mặt tiền đường Huỳnh Tấn Phát. Dự án sở hữu vị trí “trái tim” của khu Nam Sài Gòn và đây là lợi thế mà hiếm có dự án nào có được”, ông Lê Chí Hùng Việt - Phó Tổng giám đốc DRH cho biết.

Ngoài ra, khu Nam hiện đang "ấp ủ" một loạt dự án quy mô lớn với nguồn vốn khủng, đồng thời đang mở ra nhiều cơ hội cho người mua nhà. Chẳng hạn như: Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị Saigon Peninsula, tại phường Phú Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh. Đây là dự án có quy mô lớn lên tới 118 ha, tổng vốn đầu tư tới 6 tỷ USD. Tập đoàn Đất Xanh cũng dự kiến sẽ cho ra mắt dự án Luxgarden với tổng vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng. Dự án gồm 2 tháp căn hộ cao 27 tầng với 500 căn hộ, trong đó có 76 căn hộ sân vườn trên cao (sky garden) chiếm 15,2% tổng số căn hộ. Với thiết kế giật tầng độc đáo, đây là một trong những dự án có tỷ lệ căn hộ sân vườn trên cao nhiều nhất thị trường hiện nay.

“Khu Nam đang hứa hẹn tiềm năng rất lớn. Nhưng nếu không có những doanh nghiệp thực sự chuyên nghiệp thì sẽ không có những dự án chuyên nghiệp được mọc lên một cách bài bản…”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định.

Cú hích từ hạ tầng

Theo định hướng chiến lược phát triển đô thị, TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển theo cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tuy nhiên, so với 3 hướng còn lại, hướng Nam luôn được xem là vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn.

Thực tế, thời gian qua, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, đô thị của TP Hồ Chí Minh có xu hướng dồn mạnh vào khu Nam Sài Gòn mà hạt nhân là quận 7 với hàng loạt dự án hạ tầng nhanh chóng được khởi động.

Hạ tầng kết nối hoàn thiện đang tạo cú hích cho bất động sản
Hạ tầng kết nối hoàn thiện đang tạo cú hích cho bất động sản Nam Sài Gòn

Cụ thể, theo quy hoạch phát triển giao thông của TP Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2018, khu Nam Sài Gòn sẽ được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm, kết nối khu này với trung tâm thành phố và Sân bay Quốc tế Long Thành đang chuẩn bị được triển khai.

Điển hình như, dự án tuyến metro số 4 (có vốn đầu tư lên đến 97.000 tỷ đồng - NV) kết nối quận 7, huyện Nhà Bè với các quận trung tâm; cầu Kênh Tẻ 2 nằm trong dự án đường trục Bắc - Nam TP Hồ Chí Minh bắt qua Kênh Tẻ nối quận 4 với quận 7 nhằm rút ngắn thời gian di chuyển cũng như "giảm nhiệt" giao thông từ khu Nam Sài Gòn đến trung tâm quận 1.

Cùng với cầu Phú Mỹ đã được đưa vào khai thác, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài 2km nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu Nam, quận 7) đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm (khu Đông, quận 2) với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng sẽ góp phần hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật cho cả khu Đông và khu Nam Sài Gòn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, sự phát triển đô thị của khu Nam thời gian qua có sự tác động mạnh mẽ từ sự phát triển hạ tầng khu vực này. Mà hạ tầng tại đây có được sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua là nhờ sự đầu tư lớn của thành phố với định hướng phát triển về phía Nam, hướng ra biển.

Theo ông Châu, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh vẫn xác định phát triển thành phố với hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển (hai hướng phụ là hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây – Nam).

"Thực tế, từ cuối năm 2015 đến nay, rất nhiều dự án hạ tầng đã được triển khai tại khu vực này. Do đó, các BĐS đều đang kỳ vọng vào một “cú hích” hạ tầng mới tại khu Nam", ông Châu .