Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

(Tieudung.vn) - Bị tai nạn giao thông (TNGT), được tổ điều tra xác định đây là tai nạn lao động (TNLĐ), cô giáo Phan Thị Thắm được hưởng các chế độ theo luật định. Hiệu trưởng mới về thay, yêu cầu cô Thắm phải đ

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động
Bị tai nạn giao thông (TNGT), được tổ điều tra xác định đây là tai nạn lao động (TNLĐ), cô giáo Phan Thị Thắm được hưởng các chế độ theo luật định. Hiệu trưởng mới về thay, yêu cầu cô Thắm phải đi dạy dù cô có đơn xin tiếp tục nghỉ dưỡng thương chờ mổ, nhưng không được chấp nhận…

Chưa phẫu thuật rút đinh, sao giám định thương tật?

Trưa ngày 28/12/2019, cô giáo Phan Thị Thắm (SN 1968, ngụ xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre), công tác tại Trường THCS Đỗ Hữu Phương, xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, trên đường đi dạy về cán phải con chó chạy qua đường khiến cô té ngã bất tỉnh. Sau đó cô Thắm được đưa đi cấp cứu rồi chuyển lên Chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh với chẩn đoán gãy xương mâm chài, bong nơi bám dây chằng, buộc phải bắt đinh vít vào gối chân trái.

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

Ngày 15/9/2021, cô Thắm mới được phẫu thuật rút đinh, nhưng từ tháng 12/2020 ông Nhật đã yêu cầu đi giám định thương tật.

Ngày 30/12/2019, Trường THCS Đỗ Hữu Phương lập biên bản điều tra vụ TNLĐ và kết luận vụ TNGT của cô Thắm là TNLĐ. Ngày 2/1/2020, cô Thắm xuất viện về nhà tiếp tục điều trị. Do bị thương không thể đi lại quãng đường từ nhà đến trường khoảng 5 - 6km, cô Thắm làm đơn gửi thầy Hiệu trưởng Lê Ngọc Quang xin được vắng các cuộc họp chi bộ, các buổi họp, học nghị quyết… trong suốt thời gian điều trị (Có đơn thuốc của bác sỹ điều trị sau mỗi lần tái khám). Quãng thời gian từ tháng 1/2020 - 9/2020, cô Thắm vẫn được hưởng lương, phụ cấp theo quy định.

Đầu tháng 10/2020, ông Nguyễn Thiện Nhật về làm Hiệu trưởng thay thầy Quang nghỉ hưu. Ngày 9/10/2020 ông Nhật không đồng ý cho cô Thắm nghỉ phép theo đơn để điều trị chờ phẫu thuật (29/9/2020 - 29/12/2020), buộc cô phải vào trường dạy từ ngày 13/10/2020.

Ngày 23/10/2020, đại diện Phòng GD&ĐT, UBND xã Đại Hòa Lộc, nhà trường và cô Thắm có buổi làm việc về đơn xin nghỉ phép để điều trị bệnh. Cô Thắm trình bày có gửi đơn xin nghỉ phép kèm toa thuốc nhưng ông Nhật không chấp nhận nên phải gửi kiến nghị lên cấp trên; Việc giám định y khoa, bác sỹ yêu cầu phải chờ mổ lấy đinh vít ra khỏi chân mới có thể giám định, sớm nhất phải mất một năm. Tuy nhiên ông Nhật vẫn “yêu cầu bác sỹ xác nhận thời gian điều trị cụ thể’’ để trường giải quyết chế độ bảo hiểm cho cô Thắm, trong khi cô Thắm cho rằng không bác sỹ nào dám xác nhận cụ thể thời gian điều trị, nên cô không thể cung cấp.

Ngày 3/12/2020, ông Nhật ký giấy giới thiệu cô Thắm đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh Bến Tre để giám định mức suy giảm khả năng lao động, trong khi hai ngày trước đó cô Thắm tái t hiện bị viêm gối và rách sụm chêm nên chưa thể phẫu thuật, bác sỹ yêu cầu nghỉ ngơi đến 29/12/2020 tái khám. Cũng từ sau buổi họp 23/10/2020, nhà trường trả lương 6 tháng (Tháng 10/2020 - 3/2021) cho cô Thắm, cắt phụ cấp ưu đãi ngành.

Đi lại không được, làm sao đến lớp dạy?

Ngày 15/3, trường thông báo yêu cầu cô Thắm viết kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ được giao, việc chấp hành phân công của Hiệu trưởng năm học 2020-2021, việc tham gia các buổi học nghị quyết… Khi nhận thông báo, cô Thắm viết lên nhóm zalo của trường xin dời ngày họp do vết thương tái phát nhưng ông Nhật không chấp nhận. Ngày 22/3, cô Thắm gửi đơn xin nghỉ họp vào ngày 25/3 cũng bị từ chối.

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

2 lần cô Thắm gửi đơn khiếu nại quyết định kỷ luật, nhưng đều bị ông Nhật từ chối thụ lý.

Ngày 5/4, ông Nhật ra thông báo tạm dừng trả lương cho cô Thắm kể từ tháng 4/2021 - 6/2021. Ngày 19/4, Hội đồng kỷ luật (HĐKL) của trường họp cho rằng không giải quyết đơn nhưng cô Thắm vẫn nghỉ, không thực hiện nhiệm vụ, bỏ 4/8 buổi họp, bỏ sinh hoạt chi bộ, chưa nhận hình thức kỷ luật trong bản kiểm điểm, nghỉ bệnh không có y chứng của bác sỹ…

Tại biên bản họp HĐKL, cô Thắm ý kiến do không thể đi lại, cô có gửi đơn cho trường và xin trên nhóm zalo của trường nhưng không được chấp nhận, cô không thể đánh đổi tính mạng khi vết thương chưa lành. Sau khi bị TNLĐ, cô có gửi đơn cho thầy Lê Ngọc Quang để xin nghỉ dự các cuộc họp chi bộ, hội họp và được thầy chấp nhận.

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

Số đinh vít trong chân cô giáo Thắm mới được rút ra sau cuộc phẫu thuật ngày 15/9/2021.  

“Nếu cho rằng không nộp đơn mà tôi nghỉ, tại sao không báo hay nhắc nhở tôi mà để kéo dài thời gian. Việc yêu cầu tôi phải cung cấp giấy cho nghỉ của bác sỹ là vô lý vì bệnh viện không có biểu mẫu cho nghỉ do TNLĐ, đặc biệt không bác sỹ nào biết cụ thể thời gian điều trị hết bệnh để cho giấy, nên làm sao tôi có để cung cấp. Thầy Nhật cho rằng tôi vắng 4 buổi họp không lý do là không chính xác, vì đơn tôi xin có lý do vết thương chưa lành, nhưng bị từ chối”, cô Thắm nói.

Ngày 4/5, ông Nhật ra quyết định kỷ luật cảnh cáo cô Thắm, do đó cô làm đơn khiếu nại nhưng ông Nhật không thụ lý, nên cô gửi Phòng GD&ĐT. Ngày 18/6, Phòng GD&ĐT trả lời giải quyết khiếu nại do Hiệu trưởng trường.

Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre cần vào cuộc giải quyết thấu tình

Ngày 17/6, UBND huyện Bình Đại có kết luận thanh tra (KLTT) nhà trường. Trong KLTT có dựa vào đơn thuốc tháng 9/2020 cho rằng cô Thắm đã “lành xương”, yêu cầu ông Nhật buộc cô Thắm phải trả lại hơn 53,5 triệu đồng lương của 6 tháng (10/2020 - 3/2021), và trả ngay một lần. Đến nay cô Thắm đã trả lại được hơn 23 triệu.  

Bến Tre: Cần giải quyết thấu tình đạt lý vụ cô giáo bị tai nạn lao động

Bản đánh giá về cô Phan Thị Thắm, nhưng nhận xét cô Lê Trần Yến Nhi. Sau đó đã đính chính khi cô Thắm khiếu nại.

Đến ngày 15/9, sau quá trình điều trị, cô Thắm được bệnh viện phẫu thuật rút đinh vít. Ngày 18/10, cô tái khám và làm đơn xin được nghỉ không lương từ 22/10 - 31/10 để dưỡng bệnh, nhưng không được chấp nhận. Ngược lại ông Nhật gửi thông báo buộc cô phải nộp bản kiểm điểm vào ngày 22/10, với các nội dung: Chấp hành nội quy cơ quan; Trả hết số tiền còn lại... Chiều 22/10, cô Thắm đến trường làm việc nhưng không được ký vào biên bản!

Sáng 25/10, ông Nhật tiếp tục gửi giấy triệu tập cô Thắm đến trường vào sáng 28/10 để khai lý lịch trích ngang, nộp bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật… tiếp theo. Đối với công văn ngày 18/6 của Phòng GD&ĐT nêu việc giải quyết khiếu nại do Hiệu trưởng Trường THCS Đỗ Hữu Phương, vào ngày 22/10 cô Thắm gửi đơn tiếp khiếu nại, ngày 26/10 ông Nhật tiếp tục thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại.

Theo quy định tại điều 2 và khoản 2, 3 điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, cô Thắm phải được trả đầy đủ tiền lương và nhiều khoản khác trong thời gian điều trị phục hồi chức năng lao động cho đến khi được giám định thương tật. Do đó không thể buộc người bị TNLĐ trả lại tiền lương, và phải đến trường khi chưa thể đi lại, cũng như không thể ra quyết định kỷ luật khi người bị TNLĐ chưa được giám định thương tật.

Qua sự việc trên, thiết nghĩ Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre cần xem xét lại vụ việc thấu tình đạt lý trên cơ sở của luật pháp, đảm bảo quyền lợi cho cô giáo Phan Thị Thắm.

Mua laptop và máy vi tính… không có báo giá!

KLTT của UBND huyện Bình Đại yêu cầu kiểm điểm ông Nguyễn Thiện Nhật - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Đỗ Hữu Phương vì chi 29,9 triệu đồng mua một máy vi tính để bàn, một laptop (Hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý và nghiệm thu không ghi ngày tháng, không có báo giá của các đơn vị) không đúng quy định tại điều 16 Luật Kế toán năm 2015.