Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(Tieudung.vn) - Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Bộ GD&ĐT khẳng định, đây không phải là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Bộ đang hoàn thiện Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và sẽ được công bố trong thời gian tới.

Cụ thể, một văn bản đề thi môn Toán được cho là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được rầm rộ trên mạng .

Đề thi này gồm hai phần. Phần 1 là Chọn đáp án đúng. Phần 2 là Xác định tính đúng sai và Phần 3 là Trả lời ngắn. Tổng tất cả đề thi có 22 câu. Thí sinh có thời gian làm bài trong 90 phút.

Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Cảnh báo thông tin giả mạo về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề tham khảo môn Toán kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 lan truyền trên mạng xã hội là giả. ( Nguồn Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, mới đây Bộ GD&ĐT trình Chính phủ 3 phương án. Phương án một: 2 + 2 - thí sinh thi 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, ).

Phương án hai: 3 + 2 - thí sinh thi 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn (Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án ba: 4 + 2 - thí sinh thi 4 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Trong ba phương án nêu trên, Bộ GD&ĐT đề xuất chọn phương án một với mục đích nhằm giảm tải áp lực thi cử cho thí sinh, tạo điều kiện để các em tự do lựa chọn, phát huy hết khả năng, sở trường học tập. Đồng thời, việc để học sinh tự chọn 2 môn thi giúp các em có định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích của bản thân.

Theo Bộ GD&ĐT, lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.