Chuyển đổi số - động lực mới cho phát triển của TP Hồ Chí Minh
Đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có hơn 900 cơ quan, đơn vị liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp. Các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, an ninh trật tự cũng dùng nhiều ứng dụng cho công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân.
Chuyển đổi số - cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp Việt
Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10
Viettel, Mobi, Vina khuyến mãi 50% giá trị thẻ nạp hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10
Ngày 13/10, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc chương trình “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2022”.
Đến dự có đại diện Lãnh sự quán Phần Lan, Campuchia, Lào, Cu Ba; đại diện Ngân hàng Thế giới; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, cùng đại diện các tỉnh Long An, Trà Vinh…
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, hiện nay doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên phong, xem chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất yếu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ mới.
Về đổi mới sáng tạo, Trung tâm Nghiên cứu và Lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu – StartupBlink đã công bố bảng xếp hạng hệ sinh thái startup các quốc gia năm 2022. Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm 2021. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Riêng TP Hồ Chí Minh có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động với vị trí 179.
Về hoạt động chuyển đổi số, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã ban hành chỉ thị 17-CT/TU ngày 27/8/2022 về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng TP trở thành đô thị thông minh, như: Nâng cao năng lực chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số (phát triển nền tảng số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số).
Đến nay đã có hơn 900 đơn vị trên địa bàn, gồm: Cơ quan Nhà nước, các tổng công ty, các đơn vị sự nghiệp… đã liên thông văn bản điện tử thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, quy hoạch đô thị, an ninh trật tự... cũng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân.
Cũng theo ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, việc tổ chức sự kiện “Tuần lễ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh năm 2022” với chủ đề chính “Chuyển đổi số - Động lực mới cho sự phát triển của TP Hồ Chí Minh”, thể hiện mong muốn của chính quyền TP trong việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Đồng thời, kỳ vọng chương trình “Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh năm 2022” không chỉ mang đến thông điệp về vai trò của Nhà nước về kiến tạo, mà còn phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò định hướng, dẫn dắt, kết nối, hợp tác và chia sẻ trong hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Tuần lễ “Chuyển đổi số - động lực mới cho phát triển của TP Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày từ ngày 8/10 - 14/10, chính thức khai mạc ngày 13/10. Trong tuần lễ này có 30 sự kiện diễn ra tại Trung tâm sự kiện White Palace, số 108 Phạm Văn Đồng (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức). Chuỗi sự kiện do UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương là đơn vị tổ chức.
Tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có 317 đơn vị được cấp giấy chứng nhận khoa học công nghệ (KHCN), có 177 đơn vị cung ứng, 124 doanh nghiệp báo cáo đã thành lập Quỹ phát triển KHCN, đã hoàn thành số hóa 4 loại sổ hộ tịch: khai sinh, khai tử, đăng ký nhận cha/mẹ/con…