Cúng Tất niên năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?

(Tieudung.vn) - Cúng Tất niên là phong tục truyền thống lâu đời và mang nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Đây là một nghi thức được diễn ra với ý nghĩa ghi nhận hoàn tất các công việc năm

Cúng Tất niên năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?

Cúng Tất niên năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?
Cúng Tất niên là phong tục truyền thống lâu đời và mang nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Đây là một nghi thức được diễn ra với ý nghĩa ghi nhận hoàn tất các công việc năm cũ và chào đón năm mới tốt lành.

Tất niên năm 2024 là ngày bao nhiêu?

Thường thì Tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết).

Tuy nhiên có một số gia đình tổ chức cúng Tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cúng Tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng trong năm cũ. Như vậy Tất niên 2024 sẽ rơi vào ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp) và 9/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp).

Cúng Tất niên năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ngày tốt cúng tất niên năm 2024

Người Việt quan niệm, ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu đó là năm đủ) hoặc là ngày 29 tháng Chạp (nếu đó là năm thiếu). Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày. Sau khi cúng Tất niên xong, gia chủ có thể mời khách đến nhà để ăn cơm tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng, việc cúng Tất niên có thể khác đôi chút. 

Sau đây là danh sách ngày đẹp cúng Tất niên các bạn có thể tham khảo:

Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch): tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp:

- Ất Sửu (1 giờ - 3 giờ): Ngọc Đường

- Mậu Thìn (7 giờ -9 giờ): Tư Mệnh

- Canh Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Thanh Long

- Tân Mùi (13 giờ -15 giờ): Minh Đường

- Giáp Tuất (19 giờ -21 giờ): Kim Quỹ

- Ất Hợi (21 giờ - 23 giờ): Bảo Quang

Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp:

- Canh Tý (23 giờ -1 giờ): Thanh Long

- Tân Sửu (1 giờ - 3 giờ): Minh Đường

- Giáp Thìn (7 giờ - 9 giờ): Kim Quỹ

- Ất Tị (9 giờ - 11 giờ): Bảo Quang

- Đinh Mùi (13 giờ - 15 giờ): Ngọc Đường

- Canh Tuất (19 giờ - 21 giờ): Tư Mệnh

Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 30 tháng Chạp:

- Nhâm Tý (23 giờ -1 giờ): Tư Mệnh

- Giáp Dần (3 giờ - 5 giờ): Thanh Long

- Ất Mão (5 giờ - 7 giờ): Minh Đường

- Mậu Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Kim Quỹ

- Kỷ Mùi (13 giờ -15 giờ): Bảo Quang

- Tân Dậu (17 giờ - 19 giờ): Ngọc Đường

Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?

Nhang và đèn

Hai lễ vật không thể thiếu mỗi khi cúng bái. Nhang đèn được xem là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và dương. Trên mâm cúng Tất niên, người ta thường đặt hai cây đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Bạn cũng có thể thay thế đèn dầu bằng đèn cầy sẽ mang ý nghĩa tương tự.

Mâm ngũ quả

Mâm cúng Tất niên nên trưng bày các loại quả bắt mắt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như chuối xanh, bưởi, quất, dứa, dừa, mãng cầu, mận, thanh long, sung,… Bạn không nên đặt mâm ngũ quả ở giữa bàn thờ vì người xưa quan niệm điều này sẽ làm giảm linh khí từ bát hương.

Bên cạnh đó, trong mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm các lễ vật sau:

- Gạo, muối, nước lọc;

- Trà xanh, rượu trắng;

- Giấy tiền cúng tất niên;

- Bánh kẹo, trầu cau;

- Chè, xôi, cháo trắng;

- Tam sên (gà, tôm, thịt lợn);

- Bánh chưng/bánh tét;

- Chả lụa;

- Bánh bao.

Mâm cúng Tất niên ở 3 miền

Tùy vào từng vùng miền, mâm cúng Tất niên sẽ có chút thay đổi. Mỗi kiểu mâm cúng sẽ thể hiện văn hóa và nét đẹp trong lối sống người dân bản địa. Sau đây là một số mâm cúng đặc trưng cho từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo:

Mâm cúng Tất niên Miền Bắc

Tại miền Bắc, một mâm cơm cúng Tất niên truyền thống thường bao gồm: Bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông, nem rán, đĩa xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà), canh măng, chè kho, dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, canh miến.

Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.

Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.

Mâm cúng Tất niên Miền Trung

Ngoài một số loại trái cây và món cúng cơ bản, người miền Trung còn làm phong phú mâm cúng với các loại đặc trưng như măng khô ninh, dưa chua, chả rông, ram rán, giò lụa xứ Huế, gà bóp rau răm, bánh phồng tôm,… Tùy từng địa phương, người miền Trung còn cúng bánh chưng, bánh mật hoặc bánh tét.

Mâm cúng Tất niên Miền Nam

Mâm cúng Tất niên miền Nam cũng có một số món ăn đặc trưng như củ cải ngâm nước mắm, bánh tét, gỏi thịt, gỏi tôm, chả giò, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, canh măng hầm xương,… Mỗi gia đình sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.

(*) chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!