Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tăng trưởng tốt trong quý I/2024

(Tieudung.vn) - Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa có cú hích đủ mạnh để tạo ra bước đột phá tăng trưởng cho cả quý II.

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tăng trưởng tốt trong quý I/2024

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tăng trưởng tốt trong quý I/2024
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa có cú hích đủ mạnh để tạo ra bước đột phá tăng trưởng cho cả quý II.

Chiều ngày 3/5, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá về tình hình kinh tế - tháng 4 đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho tháng 5.

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Khắc Hoàng thông tin, so với cả nước, kinh tế Thành phố đang phát triển theo hướng tích cực, duy trì mức phục hồi so với quý I/2024 song chưa có bước tiến đủ mạnh.

Cụ thể, đánh giá một số kết quả nổi bật tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Khắc Hoàng cho biết, nhìn chung, kinh tế Thành phố có tăng trưởng, duy trì tích cực nhưng chưa có sự đột phá. Do đó, trong quý II, các giải pháp đặt ra cần chú trọng động lực nội địa, vốn đầu tư công, sớm đưa các công trình mới vào hoạt động, tiếp tục đồng hành và tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp.

Cụ thể, trong 4 tháng vừa qua, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn thành phố tăng trên 12% - đây là mức tăng khá cao trong thời gian vừa qua (cả nước tăng 8,5%); sản xuất công nghiệp tăng 5,1%; du lịch lữ hành có mức tăng khá với 71.9%, doanh thu lưu trú, ăn uống tăng 57,3%...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tăng trưởng tốt trong quý I/2024

Điểm tích cực trong bức tranh kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp có niềm tin hơn trong việc vay vốn làm ăn so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Thành phố Hồ Chí Minh       

Đối với vấn đề lưu chuyển dòng tiền, dòng tiền trong tín dụng đang tăng trở lại, dư nợ tăng 9,5%. Việc này thể hiện tín hiệu tích cực của nền kinh tế, khi nhu cầu vay vốn tăng trở lại, chứng tỏ các lĩnh vực sản xuất có chiều hướng tăng. Thị trường hiện đang phục hồi đáng kể, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố nhấn mạnh, xét về quy mô mức tăng này chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đơn hàng đã quay trở lại với các doanh nghiệp, nhưng thời gian lại ngắn, giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến quy mô doanh nghiệp co lại, chưa tạo được động lực cho sản xuất.

Cùng với đó, môi trường kinh doanh tại Thành phố có cải thiện, FDI có tăng về số lượng song tổng vốn đăng ký giảm (34,3%) cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang còn thận trọng khi đầu tư vào Thành phố.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Thành phố thông tin trong tháng 4, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Thành phố Hồ Chí Minh ước tính tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở KH&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 4, tiếp theo đà tăng trưởng quý I, các chỉ số đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao nhất kể từ năm 2022; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng; dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố tăng dần qua từng tháng, đạt 9,5% so với cùng kỳ; tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước tăng gần 8%. Ngoài ra, lượng kiều hối về Thành phố tăng 35% (đạt gần 2,9 tỷ USD).

Bước qua tháng 4, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn có nhiều khởi sắc và thuận lợi khi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 được kéo dài. Các đơn vị kinh doanh triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, ưu đãi để kích cầu tiêu dùng. Dự báo du lịch sẽ trở nên sôi động do nhu cầu vui chơi, của người dân tăng cao trong dịp lễ. Mặc dù vậy, bà Mai cho rằng vẫn còn các hạn chế cần lưu ý như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Đến ngày 26/4, Thành phố mới giải ngân hơn 5.969 tỷ đồng, dù tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng mới đạt chưa tới 8% số vốn được giao.

Ngoài ra, số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động có xu hướng tăng, vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp tiếp tục giảm; hoạt động ngoại hối, tỷ giá và giá vàng có diễn biến tăng; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng so với cùng kỳ; thời tiết diễn biến bất thường, gay gắt...

Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhận định, trong tháng 4, kinh tế Thành phố vẫn duy trì tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại so với quý I.

Trong tháng 5 và những tháng tiếp theo, ông Mãi yêu cầu các sở, ngành tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ hiệu quả Chương trình hành động thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Theo đó, các địa phương và sở, ban ngành thành phố thực hiện đồng bộ hiệu quả trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các chủ đầu tư công trình, dự án tiếp tục đeo bám, đốc thúc các nhà thầu, đơn vị thi công thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký kết; phấn đấu đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư trong quý II; phấn đấu giải ngân trong quý II không thấp hơn 30%.

“Tính trên tổng vốn đầu tư công được giao và kết quả đã giải ngân, mỗi tháng Thành phố phải giải ngân được 10.000 tỷ đồng mới có thể hoàn thành chỉ tiêu cả năm” - Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.