Làm cách nào để bảo vệ nhà cửa trước bão Noru?

(Tieudung.vn) - Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Noru là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Người dân cầ

Làm cách nào để bảo vệ nhà cửa trước bão Noru?

Làm cách nào để bảo vệ nhà cửa trước bão Noru?
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Noru là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Người dân cần thực hiện các biện pháp cần thết để bảo vệ nhà cửa của mình.

Vào lúc 6 giờ sáng nay 27/9, tâm bão Nuru cách bờ biển Cửa Đại, Quảng Nam 428km về phía Đông. Mắt bão đã rõ. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16. Vận tốc gió giật tối đa 165km/h.

Bão sẽ tiếp tục mạnh lên trong 2h tới, với vận vận tốc gió đều có thể lên đến 150km/h, gió giật 195km/h.

Sau khi tăng cường độ bão sẽ duy trì sức mạnh và đi vào gần bờ vào đêm 27/9. Khi tiếp cận bờ, sức gió giảm xuống khoảng 140km/h, giật 165kmh ngay sát bờ biển khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.

Tâm bão và vùng gió siêu lớn đi vào đất liền các tỉnh trên từ 7h sáng ngày 28/9. Tuy nhiên từ đêm 27/9 đã có gió giật, sóng cồn.

Bão mang đến một lượng mưa rất lớn nên nguy cơ ngập do bão rất cao.

Bão vào đất liền đúng lúc triều cường cao nên sẽ có nguy cơ ngập do nước biển ở vùng thấp ven biển.

Do bán kính bão lớn, các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của gió mạnh bao gồm từ: Khánh Hòa đến Quảng Bình và Bắc của Tây Nguyên. Vùng ảnh hưởng gió Siêu Mạnh gồm Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị.

Làm cách nào để bảo vệ nhà cửa trước bão Noru?

Vị trí và hướng di chuyển của bão Noru (Nguồn nchmf.gov.vn)

Thực hiện các biện pháp cần thết để bảo vệ nhà cửa

Dự báo trong ngày 28/9 bão Noru đi vào đất liền Trung bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh. Dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Người dân cần thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nhà cửa. Theo đó, luôn theo dõi thông tin về bão Noru và khả năng ảnh hưởng của bão khu vực (huyện, xã, thôn, ấp) mà bản thân và gia đình sinh sống trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, báo, các trang web, Đài Khí tượng thuỷ văn và các thông báo của chính quyền địa phương để có thể biết trước và chủ động phòng tránh.

Sử dụng bao cát để thêm lên các mái tôn hoặc gông mái nhà bằng tre, luồng, thép và dây buộc, đinh, cây gỗ kẹp mái nhà chằng chống nhà cửa để có thể chống chọi được với gió bão mạnh; cần tìm và tạo cho gia đình một chỗ trú tránh an toàn dễ dàng di dời đến khi mưa bão, lũ xảy ra. Thực hiện nghiêm khi có yêu cầu sơ tán đến nơi an toàn phòng tránh thiên tai.

Bỏ tất cả các vật dụng quan trọng như tiền và các giấy tờ vào túi không thấm nước, buộc chặt túi lại và cất vào nơi cao ráo, an toàn nhất.

Chuẩn bị sẵn lương thực như gạo, mì tôm, nước uống sạch, thuốc chữa bệnh… đủ dùng cho gia đình trong thời gian từ 3 ngày đến một tuần để phòng khi phải di dời tránh bão, lũ thì có thể mang theo hoặc khi bị mưa, bão, lũ, sạt lở gây chia cắt, cô lập có thể ứng phó tạm trong khi chờ ứng cứu.

Không ngủ đêm ở các lán, chòi gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc. Không đứng cạnh hoặc đi qua bờ sông, bờ suối, ngầm tràn, khu vực sạt lở khi đang có mưa to, gió lớn.

Thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó

Để thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão, lũ, sạt lở đất gây ra, người dân cần tuân thủ nghiêm hiệu lệnh của chính quyền địa phương. Không nên ra khỏi nhà khi có mưa giông, nhất là người già và trẻ em, không trú ẩn dưới cây to, cột điện...

Nếu gặp nước lũ ngập vào nhà cần nhanh chóng ngắt cầu giao điện để tránh bị điện giật, chập cháy; nếu nước dâng quá cao, mặc áo phao (nếu có) hoặc bám thật chắc vào một vật nào đó có thể nổi được trên nước và nhanh chóng tìm cách di chuyển lên vị trí cao, an toàn hơn.

Không lội qua sông, suối khi nước đang chảy xiết hoặc khi nước đang màu trong chuyển sang màu đục; không cố ra sông với củi, vớt gỗ khi nước lũ đang lên. Chú ý đề phòng rắn, rết và côn trùng cắn, không sửa chữa, cầm nắm dây điện khi trời đang mưa bão.

Khi bão, mưa to, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy… đã qua, cần nhanh chóng đưa người bị thương đến trạm xá, bệnh viện, tìm kiếm người còn bị mất tích (nếu có).Thông báo cho chính quyền địa phương, hoặc đơn vị điện lực, viễn thông biết nếu có dây cáp bị hư hại hoặc cột điện đổ. Cẩn thận chú ý các động vật nguy hiểm như rắn có thể bò vào nhà.

Sửa chữa, dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, nước rút đến đâu, lau rửa nhà đến đó.Chôn xác gia súc, gia cầm bị chết; rắc vôi hoặc phun thuốc khử trùng nơi gia súc gia cầm chết và nơi chôn gia súc gia cầm để xử lý mầm bệnh. Sử dụng nước sạch để ăn, uống; nếu không có nước sạch mà phải dùng nước sông, ao, hồ thì phải lọc và đun sôi kỹ. Nhanh chóng khôi phục chăn nuôi, sản xuất.