Ngừng trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng

(Tieudung.vn) - Trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng không sai. Nhưng, nếu bạn không đủ thông minh để biến cái học thuộc thành cái của riêng mình thì bạn đã sai.

Ngừng trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng

Ngừng trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng
Trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng không sai. Nhưng, nếu bạn không đủ thông minh để biến cái học thuộc thành cái của riêng mình thì bạn đã sai.

Sự chuẩn bị trước khi tham dự một buổi phỏng vấn kiếm việc tại Vĩnh Long, Long An, TPHCM… là điều cần thiết đối với mọi ứng viên. Tuy nhiên, có đôi khi sự chuẩn bị quá kỹ càng đến mức máy móc sẽ dẫn đến phụ - bạn trượt phỏng vấn. Điều này ngỡ như là một nghịch lý nhưng sự thật thì đây là kết quả đã được định sẵn. Nếu bạn chưa hiểu nguyên nhân là gì thì những nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn lý giải sự nghi hoặc của bản thân. Và cam đoan rằng, thông qua những nội dung này, bạn sẽ tìm được 4 bí quyết để biến cái học thuộc thành cái của riêng mình.

Kỹ năng 1: Phân tích keyword

Trả lời phỏng vấn theo phương pháp học thuộc lòng sẽ khiến bạn mất đi sự tự nhiên, khả năng xử lý thông tin cũng như tư duy sáng tạo. Khi bắt gặp một câu hỏi ngoài phạm vi chuẩn bị, bạn có thể lập tức “tắt điện”, không thể nảy số, không biết câu trả lời nào phù hợp, cũng không thể ứng biến một cách linh hoạt. 

Bạn biết đấy, "có trời mới biết" nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì. Vậy nên, việc “trúng tủ” 100% chỉ là giấc mơ không có thật của bạn mà thôi. 

Để tránh rơi vào tình cảnh khó đỡ này, hãy học cách phân tích keyword trong mỗi câu hỏi. Khi người phỏng vấn đưa ra câu hỏi bất kỳ, hãy tập trung vào các keyword chính. Điều này giúp bạn nắm bắt tinh thần của câu hỏi và trả lời nó một cách chuẩn xác. 

Ví dụ, với câu hỏi "điểm mạnh của bạn là gì" thì "điểm mạnh" và "của bạn" là những từ bạn cần lưu ý. Hãy nói về điểm mạnh của bản thân, đừng đưa ra những điểm mạnh văn mẫu mà mọi người thường nói.

Tuy nhiên, để có thể tìm ra trọng tâm trong câu hỏi của nhà tuyển dụng, để biết nhà tuyển dụng đang xoáy sâu vào vấn đề gì và muốn nhấn mạnh vào chủ đề nào thì điều kiện tiên quyết là bạn phải nắm được bản chất của mọi vấn đề thay vì học vẹt.

phỏng vấn

Kỹ năng 2: Liên hệ bản thân

Trong quá trình phỏng vấn, rất nhiều ứng viên khi “trúng tủ” liền đưa ra đáp án như một quyển sách Self-help mẫu mực với ngôn từ thực sự sáo rỗng. 

Chằng biết chừng nào bạn mới chịu thừa nhận rằng, khi bạn học thuộc lòng, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy họ đang đối thoại với “chị Google” – một cỗ máy đơn thuần phát ra âm thanh mà không mang theo chút cảm xúc nào. Và đương nhiên, câu trả lời đó hoàn toàn không mang màu sắc cá nhân của bạn, không phản ánh cái tôi thực sự của bạn, cũng không thể bộc lộ đam mê hay tâm huyết của bạn với công việc.

Một trong những bí quyết mang lại hiệu quả gần như tức thì trong việc cải thiện sự vô cảm của bạn nằm ở 4 chữ “liên hệ bản thân”.

Khi ứng viên có thể dễ dàng vượt qua mọi câu hỏi, nhà tuyển dụng thường để ý đến mức độ chân thật trong câu trả lời của họ. Bởi lẽ, trước khi tham gia phỏng vấn, hầu hết ứng viên đều tìm hiểu xem nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì và chuẩn bị sẵn đáp án để tạo ấn tượng tốt nhất, mặc kệ điều đó là thật hay giả. Vì lẽ đó, việc liên hệ bản thân có thể coi là chìa khóa thành công của bạn.

Hãy thử để ý mà xem, khi không liên hệ bản thân, câu trả lời của bạn sẽ trôi tuột qua tai nhà tuyển dụng mà chẳng đọng lại bất cứ thứ gì. Nếu thẳng thắn nhìn nhận, chính bản thân bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Nhưng khi có sự liên hệ với bản thân, mọi chuyện sẽ khác hẳn. Vấn đề nào nhà tuyển dụng đưa ra bạn cũng cảm thấy rất quen thuộc, rất thoải mái. Những gì bạn nói ra là trải nghiệm của chính bạn, câu chuyện của riêng bạn, từ đó đáp án của bạn cũng gần gũi hơn, truyền cảm hơn mà không cần quá nhiều thời gian để suy nghĩ. 

Kỹ năng 3: Phản biện

Rõ ràng không phải lúc nào bạn cũng đồng tình với câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ cũng giống chúng ta – không phải lúc nào cũng nghĩ đúng, nói đúng và làm đúng. Nên nhớ rằng bạn chỉ đang tham gia phỏng vấn mà thôi, bạn chưa phải là nhân viên của họ. Vì lẽ đó, bạn không nhất định phải nương theo tam quan của nhà tuyển dụng để nói ra những lời dối lòng. 

Tư duy phản biện là biểu hiện của những người có có lập trường, có bản lĩnh và luôn sẵn sàng đưa ra những lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, việc phản biện quá đà có thể khiến bạn trở thành một kẻ cố chấp, cứng đầu – biểu hiện của những người cộng sự 10 người gặp thì cả 10 người xa lánh.

Trong trường hợp này, thay vì cố gắng lục lọi câu trả lời phỏng vấn phù hợp trong trí nhớ, bạn hoàn toàn có thể phản biện một cách điềm tĩnh, tự tin cùng thái độ cầu thị - trình bày quan điểm bản thân nhưng vẫn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu quan điểm của đối phương. Điều này giúp bạn thể hiện khả năng phân tích, lập luận, đồng thời tạo ấn tượng một ứng viên có sự tự chủ và linh hoạt.

Kỹ năng 4: Bình tĩnh

Chuẩn bị rất nhiều câu hỏi nhưng bước vào phòng phỏng vấn lại run rẩy không thôi thì học thuộc lòng kỹ càng cách mấy cũng quên sạch. Như một chiếc bình nếu đổ quá nhiều nước sẽ bị tràn, việc cố gắng ghi nhớ quá nhiều thông tin trong cùng một thời điểm có thể khiến bạn stress, tổn thương tinh thần trước khi chính thức “ra trận”.

Về bản chất, buổi phỏng vấn đơn giản là một cuộc hội thoại trao đổi về công việc, không cần quá căng thẳng để khiến bản thân trở nên lúng túng. Thay vào đó, hãy nắm thật kỹ mô tả công việc, bạn có thể ứng phó với 70% câu hỏi trong buổi phỏng vấn – một con số có thể nói là khá an toàn. 

Dù gặp phải câu hỏi khó đến đâu, việc duy trì tâm trạng bình tĩnh vô cùng quan trọng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ổn định tâm lý bản thân, hãy hít một hơi thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng. Hành động nhỏ này có hiệu quả khá tốt trong việc giúp bạn kiểm soát cảm xúc để có thể đưa ra những đáp án thú vị.

Tham khảo đáp án để chuẩn bị trước phỏng vấn là điều nên làm nhưng bản chất của việc tham khảo là để bạn tự mình tìm ra câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất, đúng với bản thân nhất. Áp dụng 4 bí quyết trên không chỉ giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn mà còn để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí nhà tuyển dụng.