Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

(Tieudung.vn) - Nhận về nhiều ý kiến trái chiều, một số trường học tại TP Hồ Chí Minh đã có thông báo ngừng tổ chức đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”. Còn, theo luật sư Nguyễn Minh Tường, nhà trường

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục
Nhận về nhiều ý kiến trái chiều, một số trường học tại TP Hồ Chí Minh đã có thông báo ngừng tổ chức đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”. Còn, theo luật sư Nguyễn Minh Tường, nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Ngày 17/10, với báo chí, đại diện Trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) xác nhận, nhà trường đã quyết định việc dừng đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”.

“Tổ Ngữ Văn của trường cũng dự định sẽ cho học sinh khối 10 đăng ký đi xem phim “Đất rừng phương Nam” vào chiều ngày 28/10/2023 với giá 95.000 đồng/em. Tuy nhiên, do nội dung bộ phim vẫn còn nhiều ý kiến, dư luận khác nhau, nên thầy Lê Hữu Hân – Hiệu trưởng nhà trường đã quyết định cho dừng việc đi xem phim này” – vị này cho biết.

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Thư thông báo của tổ Văn Trường trung học phổ thông Thanh Đa

Tương tự, cùng ngày 17/10, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết, lãnh đạo nhà trường thống nhất quyết định dừng việc đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương nam”.

“Trước đó, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức cho các em học sinh khối 10,11 và 12 của trường đi xem phim “Đất rừng phương Nam” tại rạp, với giá là 60.000 đồng/em. Đây là hoạt động trải nghiệm của học sinh, hoàn toàn không ép buộc, và học sinh không đi cũng không sao, do đi vào những ngày không có tiết học tại trường. Tuy nhiên, do bộ phim này vẫn còn nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều khác nhau, nên nhà trường quyết định dừng việc đi xem phim này, chờ cơ quan chức năng có ý kiến cuối cùng về mặt nội dung bộ phim rồi có những phương án tiếp theo” - thầy Huỳnh Thanh Phú nói.

Trước đó, vào chiều ngày 16/10, ngay sau khi thông tin việc Trường THCS Đồng Khởi (quận 1, TP Hồ Chí Minh) ban hành thư ngỏ, vận động học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam” lan truyền trên mạng , cô Hồ Thị Ngọc Sương – Hiệu trưởng nhà trường đã có các thông tin chính thức về việc này.

Theo đó, cô Hồ Thị Ngọc Sương đã thay mặt cho lãnh đạo nhà trường, thừa nhận có thiếu sót trong việc dự định phát hành thư ngỏ vận động học sinh xem phim "Đất rừng Phương Nam". Đồng thời cho biết, đã thu hồi thư ngỏ, tạm ngưng kế hoạch đưa học sinh khối lớp 8,9 đi xem phim “Đất rừng phương nam” và xin chịu trách nhiệm toàn bộ về vụ việc.

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Bà Hồ Thị Ngọc Sương (áo xanh), Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi thông tin tại họp báo chiều nay 16/10. Ảnh: Tiểu Thúy

Liên quan phim "Đất rừng phương Nam", trước đó, ngày 3/10, đạo diễn Nguyễn  cũng thông báo trường HUTECH đã đặt vé cho 1.000 sinh viên đi xem. "Thiệt tình cảm ơn với các trường, hội nhóm rất nhiệt tình ủng hộ đặt vé tập thể" - đạo diện Nguyễn Quang Dũng bày tỏ.

Ngay sau những luồng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, đại diện truyền thông của trường HUTECH đã chính thức lên tiếng khẳng định, không có việc sinh viên bị trừ điểm rèn luyện hay học tập nếu không đi xem "Đất rừng phương Nam". 

Cùng với trường HUTECH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) bị cộng đồng mạng "réo tên" liên tục, cho rằng nhà trường mua vé bộ phim Đất rừng phương Nam rồi ép học sinh đi xem.

Sau đó, bà Nguyễn Thảo Chi - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học  Khoa học Xã hội và Nhân văn lên tiếng bác bỏ thông tin trên. Theo bà Chi, không có chuyện trường mua vé và ép sinh viên đi xem phim như mạng xã hội đăng tải: "Các hoạt động trải nghiệm văn hóa các tác phẩm mới hay các bộ phim mới phải xuất phát từ nhu cầu của sinh viên; không có chuyện ép buộc nào đến từ phía nhà trường" - bà Nguyễn Thảo Chi giải thích.

Nói thêm về nguyên nhân những lời đồn thổi, bà Nguyễn Thảo Chi cho biết, có thể do sinh viên trong câu lạc bộ về sân khấu điện ảnh (thuộc khoa Văn học) kết nối, rủ nhau đi xem phim để trải nghiệm bộ phim mới. Đây là một hoạt động định kỳ của câu lạc bộ, khi có một bộ phim mới được chiếu ở rạp hoặc phát hành trên mạng, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ kết nối với nhau, mời các thành viên cùng tham gia và trải nghiệm nhằm phục vụ cho bộ môn Phê bình điện ảnh.

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Thư ngỏ của Trường THCS Đồng Khởi về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh khối 8, 9 bằng cách xem phim "Đất rừng phương nam", lệ phí 80.000 đồng/học sinh 

Đồng loạt nhiều trường, đặc biệt trường công lập ở TP Hồ Chí Minh, từ cấp THCS đến THPT rồi cả Đại học “thi nhau” vận động học sinh, sinh viên đi xem phim “Đất rừng phương nam”, đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nếu như phụ huynh chỉ dừng lại ở mức độ phản đối, thì các chuyên gia lại cho rằng có dấu hiệu “gắn mác” hoạt động trải nghiệm bồi dưỡng văn học, thẩm mỹ, bồi đắp tâm hồn, khơi gợi tình cảm tốt đẹp, tinh thần yêu nước....để thực hiện mục đích kinh doanh, mà cụ thể ở đây là bán vé xem phim “Đất rừng phương nam”.

Trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, Lê Thu Thảo – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng, cần làm rõ kế hoạch đưa học sinh đi xem phim “Đất rừng phương nam” của các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nằm trong chương trình giáo dục nào, có mục tiêu, đánh giá ra sao. Đồng thời, trước khi kế hoạch được ban hành bằng văn bản (thư ngỏ) thì đã thông qua Ban giám hiệu nhà trường hay chỉ do cá nhân Hiệu trưởng tự quyết, và kế hoạch này dựa trên đề xuất nào…Từ đó, xem xét kế hoạch thực sự là chương trình giáo dục hay chỉ đơn thuần là hành động tự phát từ phía nhà trường.

“Sự nhiệt tình quá mức, nhiệt tình cùng lúc, cùng thời điểm của các lãnh đạo nhà trường dành cho bộ phim “Đất rừng phương nam”, theo góc nhìn chủ quan của tôi là chưa từng có tiền lệ với các bộ phim về lòng yêu nước trước đó. Chưa kể, trong bối cảnh ngành giáo dục đang “giương cờ” chống lạm thu, chống "đẻ" phí, và bộ phim cũng đang gây tranh cãi về vấn đề lịch sử, thì sự việc này lại càng khó hiểu” – luật sư Lê Thu Thảo nói và nhấn mạnh, giáo dục là nền móng quốc gia, học sinh và sinh viên là tương lai đất nước, vì vậy kiến nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vào cuộc xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm (nếu có) bất cập trong vụ việc này.

Nhà trường vận động học sinh đóng tiền xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục

Theo luật sư Nguyễn Minh Tường - Doàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sự sáng tạo trong điện ảnh là có thể linh hoạt và hư cấu đối với tác phẩm nghệ thuật, nhưng trong phim Đất rừng phương Nam, đạo diễn đã hư cấu vượt giới hạn, làm xóa đi tính lịch sử của dân tộc. Dẫn đến nội phim đã vướng vào sự ồn ào về trang phục, xuyên tạc lịch sử khi đề cao vị thế Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn.

Phim “Đất rừng Phương Nam” do tư nhân đầu tư và phát hành vì mục đích kinh doanh, hoàn toàn không phải là phim tư liệu, nên không phải chủ đề hoạt động trải nghiệm dành cho sinh viên – học sinh. Việc các trường viện dẫn lý do này để cắt xén giờ học của sinh viên – học sinh, thuyết phục đóng tiền để đi xem phim trong giờ học là trái với nguyên tắc giáo dục. Nên cần phải xử lý nghiêm đối với các trường đã ký ban hành văn bản vận động sinh viên – học sinh đóng tiền xem phim. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét trách nhiệm và xử lý cơ quan phát hành bộ phim này. Cụ thể:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP và sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP) quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau: …d) sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Hành vi này có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 24 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm như sau:.....

5. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản xuất bản phẩm có nội dung thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; phương hại đến lợi ích quốc gia; gây mất đoàn kết dân tộc đối với từng tên xuất bản phẩm; . . . . . . .Đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này hoặc Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Tieudung.kinhtedothi.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc