Những điều cần biết khi chọn ngành học

(Tieudung.vn) - Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 3 tháng nữa các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Việc chọn ngành sao cho phù hợp đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều học sinh.

Những điều cần biết khi chọn ngành học

Những điều cần biết khi chọn ngành học
Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 3 tháng nữa các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Việc chọn ngành sao cho phù hợp đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều học sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, mỗi năm, số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học khoảng 600.000 em, nhưng số lượng nhập học chính thức đạt khoảng 80%. Như vậy, 20% thí sinh đã trúng tuyển nhưng không nhập học. Điều này cho thấy, khi thí sinh đăng ký nguyện vọng cho đến lúc các em lựa chọn trường học, ngành học lại có sự khác nhau. Bên cạnh đó, sau năm thứ nhất, có khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hoặc chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều.

Những điều cần biết khi chọn ngành học

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương từng cho rằng, 3 yếu tố cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn ngành, chọn nghề.

Yếu tố đầu tiên là năng lực. Mỗi học sinh cần hiểu rõ năng lực của bản thân dựa vào quá trình tham vấn ý kiến giáo viên chủ nhiệm, chuyên gia. Khi khả năng và thế mạnh được áp dụng vào đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo ra cơ hội phát triển và mức thu nhập hấp dẫn.

Yếu tố thứ 2 thí sinh cần quan tâm, tìm hiểu liên quan đến nguồn nhân lực.

Yếu tố thứ 3 là sở thích, đam mê. Theo cô Hiền, ngành nào cũng có những khó khăn nhất định. Vì vậy, cần phải có đam mê mới có thể đi đến cùng.

Ngoài ra, khi lựa chọn những ngành học có nhiều trường cùng đào tạo, thí sinh nên vào website của các trường để tìm hiểu thông tin, lựa chọn trường phù hợp với bản thân, xét cả trên định hướng đào tạo và chi phí học tập, cơ hội việc làm.

5 nguyên tắc khoa học giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp

Các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh nên cẩn trọng trong việc chọn ngành học vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của các em. Ngành học cần phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực, tính cách của thí sinh cũng như nhu cầu của . Để chọn được ngành học phù hợp với bản thân, bạn nên tham khảo những nguyên tắc dưới đây:

Lựa chọn ngành theo sở thích tính cách

Để có được kết quả học tập tốt nhất bạn cần phải có sự đam mê và yêu thích ngành học đó. Vì thế mà trước khi chọn ngành học bạn cần phải chọn ngành dựa trên sở thích, tính cách của mình. Bạn phải cảm thấy mình yêu thích và có hứng thú với ngành học đó.

Bởi vì chính nhờ vào những điều đó sẽ giúp cho trong quá trình học của bạn có nhiều gian nan bạn sẽ vượt qua được. Nên tính cách và sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc chọn ngành nghề.

Chọn lựa ngành theo lao động

Chọn ngành nghề dựa vào nhu cầu thị trường lao động là cần thiết. Bạn cần xác định xem xã hội hiện nay đang phát triển và có xu hướng theo ngành nào. Và bạn cần nhìn xa hơn, phải xem ngành đó khoảng 4-5 năm sau khi học xong nó vẫn đang hot.

Bởi có rất nhiều ngành nghề thời điểm hiện tại đang được chuộng và cần nhiều nhân lực. Nhưng sau một khoảng thời gian khi nhân lực ổn định thì lúc đó bạn học xong ra trường sẽ không được chuộng nữa. Không chọn những ngành nghề mà xã hội không còn nhu cầu.

Hãy lựa chọn những ngành nghề phát triển được trong tương lai, dù càng xa càng lâu thì nó vẫn tồn tại được. Và một trong số những ngành đó là công nghệ thông tin, phần mềm ,…

Lựa chọn theo năng lực bản thân

Dù bạn yêu thích ngành nào đó đến đâu đi chăng nữa thì việc xem năng lực bản thân là rất cần thiết. Có nhiều ngành học hiện nay đòi hỏi năng lực của người học rất cao. Chẳng hạn như các trường học về y khoa, chuyên khoa hay các trường quân đội,…

Vì thế, ngoài việc chọn ngành nghề dựa vào sở thích của mình thì năng lực rất quan trọng. Nếu bạn có đam mê, có sự nhiệt huyết nhưng năng lực không đủ thì để khiến ước trở thành sự thật rất khó.

Chọn trường mạnh về đào tạo chuyên ngành đó

Bạn hãy xác định ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào, trường nào mạnh về đào tạo lĩnh vực đó. Lập danh sách ưu tiên các trường công lập, dân lập, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, danh tiếng, uy tín (thời gian thành lập, thành tích), thời gian đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp), địa điểm đào tạo (gần nhà, xa nhà).

Nên chọn môi trường học tập năng động

Việc lựa chọn các trường học có môi trường năng động, việc luyện tập tốt sẽ đem tới hiệu quả cao trong học tập. Những trường học có không khí hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn.

Nên trước khi chọn trường học và ngành học bạn cần hỏi ý kiến người thân. Việc tham khảo các thông tin của những đàn anh đàn chị đi trước là điều cần thiết.