Những món nên và không nên ăn trong ngày Tết?
Cùng tham khảo những món nên và không nên ăn trong ngày Tết sau đây, để có thể rước thêm nhiều vận may và tránh gặp phải những điều xui rủi.
Bí kíp vệ sinh ghế sofa sạch như mới chuẩn bị đón Tết
5 cách sắp xếp gia vị trong bếp gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp
6 lưu ý khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo
Ngày Tết nên ăn gì cho may mắn?
Xôi gấc
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ là biểu tượng của hạnh phúc, thịnh vượng. Vì vậy, những món ăn có màu đỏ tự nhiên rất được ưa chuộng trong mùa Tết. Trong đó, món xôi gấc được sử dụng hoàn toàn từ nhiên liệu thiên nhiên, có màu đỏ tươi tắn, mang đến sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.
Gà luộc
Người ta tin rằng món gà luộc vàng óng ả, hương vị thơm ngon sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy, cả năm thịnh vượng. Chính vì thế, trên mâm cơm cúng gia tiên 3 ngày Tết đều có gà luộc vàng ươm.
Cá chép
Theo quan niệm dân gian, từ “cá” đồng nghĩa với sự dư dật. Bởi lẽ đó những món ăn được làm từ cá, đặc biệt là cá chép đã trở thành một phần không thể thiếu trong các mâm cỗ Tết nhằm thể hiện ước muốn có được một khởi đầu và kết thúc tốt đẹp, đồng thời tránh mọi tai họa trong năm mới.
Một số nơi ở miền Bắc cũng cho rằng, cá chép là loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Vì vậy, việc ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến.
Ngoài ra, để tăng thêm sự may mắn, người ta thường chừa lại cả phần đầu và đuôi, nhằm tượng trưng cho ý muốn tiền bạc luôn dư thừa và tích lũy được nhiều của cải trong năm mới, chứ không chỉ đơn giản là đủ ăn đủ mặc.
Dưa hấu
Theo quan niệm dân gian, hình dáng tròn trịa, với sắc đỏ tài lộc của dưa hấu trong món ăn ngày Tết sẽ đem lại nhiều may mắn. Quả dưa hấu còn có ý nghĩa đặc biệt khi gắn với sự tích Mai An Tiêm thời các vua Hùng, nhắc nhở người Việt luôn nhớ về nguồn cội, tổ tiên.
Đu Đủ
Không chỉ có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, quả đu đủ còn là biểu trưng cho mong ước no ấm, đủ đầy trong năm mới. Màu vàng tươi từ trong đến ngoài của loại quả này cũng được cho là sẽ mang lại may mắn, lộc tài.
Tết không nên ăn gì?
Mực
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Mực là thực phẩm có trong "danh sách đen" cần phải kiêng ăn trong ngày đầu năm mới. Nguyên do là diều này xuất phát từ "đen như mực" vì thế đầu năm bạn không nên tặng mực hoặc ăn mực.
Hột vịt lộn
Tuy hột vịt lộn là món ăn ngon và khá nhiều dinh dưỡng, nhưng người miền Bắc và Trung thường kiêng ăn trứng vịt lộn trong những ngày đầu năm. Vì theo dân gian, ăn vịt lộn vào những ngày này sẽ biến may mắn thành xui xẻo, đảo lộn cuộc sống.
Thịt chó
Đa số người dân Việt đều kiêng ăn thịt chó chẳng những thường ngày mà cả đầu năm nữa. Người ta cho rằng nếu ăn thịt chó đầu năm thì sẽ gặp phải nhiều vận đen vì vậy thịt chó được xem như là món ăn phải kiêng vào những ngày Tết.
Thịt vịt
Thịt vịt cũng là món thường được người dân kiêng ăn trong những ngày đầu năm mới. Người ta cho rằng, ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn.
Chuối
Khác với mâm ngũ quả của miền Bắc luôn được bày trí một nải chuối to lớn, người miền Nam lại rất kiêng kỵ loại trái cây này bởi vì từ “chuối” có âm điệu gần giống với từ "chúi".
Để tránh có một năm mới phải "chúi" mặt xuống đất và không thể thăng tiến trên con đường công việc, học tập, người miền Nam sẽ không ăn chuối vào những ngày Tết, cũng như trước các buổi thi cử quan trọng.
Cá mè
Đối với món ăn ngày Tết của người miền Bắc và người miền Trung, cá mè thường có nghĩa là “mè nheo”. Loại cá này còn khá tanh và nhiều xương nên người ta cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị gặp khó khăn, chông gai, mọi chuyện không thuận lợi.