Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”
Sáng ngày 17/12/2021, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh CN TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi giới thiệu Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: “Sự kiện Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”.
Họp báo giới thiệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học này do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa – Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Hội thảo khoa học này được ra đời đúng dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021) và Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Sự kiện Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”.
Đó là những bài viết chất lượng, có hàm lượng khoa học cao thể hiện quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của các tác giả. Tuy nhiên, do sự bùng phát và lây lan nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, Hội thảo không thể diễn ra như dự kiến ban đầu của Ban Tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước (05/6/2021).
Hy vọng cuốn Kỷ yếu sẽ góp phần giúp độc giả có thêm những hiểu biết toàn diện, sâu sắc trong quá trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua đó, tiếp tục khẳng định ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của sự kiện ngày 5/6/1911 và hành trình đi tìm đường cứu nước của Người; Góp phần lan tỏa sâu rộng hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến các thế hệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng như bạn bè quốc tế.
Bìa kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911-2021)
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, GĐ Sở Văn hóa & Thể thao Thành phố Chí Minh đã điểm lại hành trình cũng như mốc son lịch sử ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại Bến cảng Nhà Rồng. Đó là sự kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời cảng Sài Gòn mang theo khát vọng lớn lao của cả dân tộc là tìm được con đường cứu nước để mang lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
“Cuốn sách kỷ yếu dài hơn 1000 trang, đúc kết 128 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. 128 bài tham luận đã khái quát được hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941) và cả cuộc đời dành cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân nước đã minh chứng một cách rõ nét công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, cũng như vai trò của Người đối với phong trào cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Kỷ yếu ra mắt cũng là cũng chính là món quà tri ân, thể hiện tấm lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của các cơ quan đồng tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất.”, ông Trần Thế Thuận nhấn mạnh.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước. Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại” với gần 1000 trang đã tái hiện một cách chân thực và đầy đủ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh cũng như ý nghĩa của sự kiện đó đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bao gồm 4 phần nội dung: Phần I: “Từ Thành phố này Người đã ra đi” Nội dung Phần I của Kỷ yếu tập trung vào các vấn đề sau: - Bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới thời điểm Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Những nguyên nhân Nguyễn Tất Thành lựa chọn Sài Gòn là điểm khởi đầu trên hành trình tìm đường cứu nước của mình. - Dấu ấn của thương cảng Sài Gòn và vị trí cầu tàu nơi con tàu Amiral Latouche Tréville đưa Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước... Phần II: Hành trình tìm đường cứu nước Nội dung Phần II của Kỷ yếu được các nhà khoa học tập trung vào các vấn đề sau: - Các công việc Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã làm trong 30 năm tìm đường cứu nước (1911-1941). - Việc học và sử dụng ngoại ngữ của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc. - Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh với việc sử dụng báo chí là phương tiện đấu tranh cách mạng. - Những tác phẩm lớn của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài (1911-1941). - Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc với các tổ chức chính trị trên thế giới trong hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941). Phần III: “Người đi tìm hình của nước” Nội dung chính Phần III của Kỷ yếu tập trung vào các nội dung chính sau: - Những nhận thức của Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh về thế giới và kẻ thù của dân tộc (1911-1945). - Thời kỳ khảo sát, nghiên cứu các học thuyết trên thế giới và đến với chủ nghĩa Lênin của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc (1911-1920). - Thời kỳ hoạt động với tư cách là một chiến sĩ cộng sản và chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (1920-1930). - Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc vượt qua những khó khăn, thử thách và sự kiên định về tư tưởng, quan điểm của Người về cách mạng giải phóng dân tộc (1931-1940). - Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-1969). Phần IV: Hồ Chí Minh sống mãi Nội dung Phần IV tập trung làm rõ:
|