TP Hồ Chí Minh: Phát hiện học sinh mắc Covid-19 cần xử lý theo quy trình nào?

(Tieudung.vn) - Ngày 3/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn tạm thời phương án kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học.

TP Hồ Chí Minh: Phát hiện học sinh mắc Covid-19 cần xử lý theo quy trình nào?

TP Hồ Chí Minh: Phát hiện học sinh mắc Covid-19 cần xử lý theo quy trình nào?
Ngày 3/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn tạm thời phương án kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học.

Nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, đặc biệt thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo môi trường an toàn trong cơ sở giáo dục, Sở Y tế vừa xây dựng phương án kiểm soát dịch Covid-19, không để dịch lây lan trong trường học.

Học sinh mầm non không cần đeo khẩu trang

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Yêu cầu phụ huynh hoặc người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên cơ sở giáo dục khi đưa đón học sinh.

- Kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, cho học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn trước khi vào lớp; người có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 (sốt, ho, khó thở...) hoặc có yếu tố dịch tễ nguy cơ thì không được vào trường, vào lớp.

- Theo dõi, ghi nhận kịp thời học sinh vắng mặt và lý do để xử lý nếu có liên quan đến dịch bệnh.

- Phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 (sốt, ho, khó thở...) để thực hiện quy trình xử lý.

- Đảm bảo các yêu cầu về giãn cách trong phòng học, phòng làm việc; hạn chế những hoạt động có giao tiếp gần trong lớp học; hạn chế tối đa việc giao tiếp giữa các lớp trong cùng khối (tầng), giữa các khối (tầng).

- Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đeo khẩu trang (trừ khi ăn, uống). Riêng học sinh mầm non không yêu cầu đeo khẩu trang.

- Yêu cầu thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn, đặc biệt trước khi vào lớp (đầu giờ học, sau giờ giải lao) và khi tan lớp.

- Tăng cường thông khí cho phòng học, phòng làm việc (ưu tiên việc mở cửa phòng để thông khí tự nhiên).

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn (lau chùi) những bề mặt thường xuyên tiếp xúc.

- Kiểm tra, bổ sung kịp thời phương tiện vệ sinh và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

TP Hồ Chí Minh: Phát hiện học sinh mắc Covid-19 cần xử lý theo quy trình nào?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Xử lý trường hợp học sinh phát hiện nhiễm Covid-19 tại cơ sở giáo dục

Bước 1: Tạm thời cách ly F0

Khi phát hiện học sinh dương tính, trường học phải thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ an toàn Covid-19 của cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh, cách ly tạm thời F0. Tiếp theo đó, thông báo ngay đến trạm y tế, trung tâm y tế địa phương nơi cơ sở giáo dục trú đóng để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0

Nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở hoặc Sp02 dưới 96% thì liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị Covid-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương nơi cư trú tiếp cận xử lý theo quy định.

Bước 3: Tạm ngưng ngay tiết học

- Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người).

- Các lớp học khác hoạt động bình thường.

Bước 4: Theo dõi F1

- Theo dõi F1: tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học với F0 và đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

+ F1 đã tiêm vaccine phòng Covid-19 đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: được đi học và làm việc bình thường nhưng tuân thủ 5K, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.

+ F1 chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ hoặc đã tiêm đủ liều vaccine nhưng có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc bệnh nền: cách ly tại nhà theo quy định, khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và trạm y tế địa phương nơi cư trú; xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 14 hoặc ngay khi có triệu chứng.

+ Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: nếu có một ca dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Lưu ý nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp học khác nhau, tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô như sau:

+ 2 lớp ở cùng tầng: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trên cùng tầng;

+ 2 lớp ở khác tầng, cùng khối nhà: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà;

+ 2 lớp ở khác khối nhà: nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.

Trường hợp học sinh phát hiện nhiễm Covid-19 tại nhà. Khi nhận thông tin từ gia đình, cơ sở giáo dục thực hiện quy trình từ bước 3.

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, nếu giáo viên, người chăm sóc trực tiếp dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của cơ sở giáo dục phối hợp đơn vị y tế địa phương (trạm y tế, trung tâm y tế) đánh giá tình hình thực tế để quyết định thu hẹp hoặc mở rộng quy mô xét nghiệm tầm soát trong cơ sở.

Tùy theo trường hợp cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức quyết định việc ngừng hoạt động của cơ sở giáo dục.