Văn khấn cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

(Tieudung.vn) - Theo truyền thống của người Việt Nam, hết 3 ngày Tết, các gia đình lại sửa soạn mâm lễ để tiễn gia tiên về âm cảnh, lễ cúng này được gọi là lễ hóa vàng. Đây là dịp để tiễn đưa tổ tiên, ông bà sau

Văn khấn cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

Văn khấn cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024
Theo truyền thống của người Việt Nam, hết 3 ngày Tết, các gia đình lại sửa soạn mâm lễ để tiễn gia tiên về âm cảnh, lễ cúng này được gọi là lễ hóa vàng. Đây là dịp để tiễn đưa tổ tiên, ông bà sau khi đã ăn Tết cùng với con cháu trong gia đình. Lễ hóa vàng thường được thực hiện vào mùng 3 Tết cho đến mùng 10 tháng Giêng.

Văn khấn lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết

 Dưới đây là bài văn khấn hóa vàng theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hoá :

Văn khấn cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ mười phương chư phật, chư đại bồ tát, chư thánh hiền tăng, thiên long bát bộ, hộ pháp thiện thần, lịch đại tổ sư

Nhất tâm kính lễ: Đương cai kim niên thái tuế chi đức tôn thần, chư tinh hành binh, công tào phán quan

Nhất tâm kính lễ: Ngài bản cảnh thành hoàng, chư vị đại vương, ngài bản sứ thần linh thổ địa tôn thần, các ngài ngũ ngũ phương, ngũ thổ long mạch tôn thần cùng lịch đại chư gia tiên, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì tỷ muội, tiên linh nội ngoại họ...

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm mới

Tín chủ con là...

Ngụ tại...

Tín chủ con thành tâm sắm sửa phẩm hương hoa, đăng trà quả thực, kim ngân vật phẩm dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay con xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ phật thánh, chư vị tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới.

Kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Những lưu ý trong lễ hoá vàng Tết 2024 Giáp Thìn

- Khi hóa vàng, các phần tiền, vàng mã của gia thần phải hóa trước. Sau đó mới hoá phần vàng mã của tổ tiên. Những phần vàng mã dành cho những người mới mất cũng được hoá riêng.

- Nhiều địa phương thực hiện lễ hoá vàng vào mùng 3 Tết còn đặt thêm hai cây mía dài bởi họ cho rằng cây mía sẽ là đòn gánh cho linh hồn của tổ tiên làm gậy hoặc gánh hàng hoá mà con cháu dâng cúng.