3 loại vitamin có thể gây hại gan mà bạn cần hạn chế

(Tieudung.vn) - Trong cuộc sống nhiều người uống vitamin hằng ngày vì lo lắng cơ thể không đủ chất. Những vitamin, thực phẩm bổ sung này an toàn nếu dùng hợp lý nhưng nếu lạm dụng sẽ có hại nhiều hơn lợi.

3 loại vitamin có thể gây hại gan mà bạn cần hạn chế

3 loại vitamin có thể gây hại gan mà bạn cần hạn chế
Trong cuộc sống nhiều người uống vitamin hằng ngày vì lo lắng cơ thể không đủ chất. Những vitamin, thực phẩm bổ sung này an toàn nếu dùng hợp lý nhưng nếu lạm dụng sẽ có hại nhiều hơn lợi.

Vitamin A

3 loại vitamin có thể gây hại gan mà bạn cần hạn chế

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt và có thể dẫn tới mù lòa. Do đó, việc bổ sung vitamin A cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều loại vitamin này trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương gan và thận mãn tính. Bạn sẽ thấy buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ và các hiện tượng ngộ độc khác xảy ra. Đặc biệt nếu uống quá nhiều sẽ gây sưng đau khớp, ngứa ngoài da, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng gan.

Theo các bác sĩ, mỗi ngày trẻ em cần bổ sung khoảng 400mcg vitamin A và ở người trưởng thành lượng vitamin A cần cung cấp cho cơ thể là 600mcg. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tận dụng nguồn vitamin A dồi dào trong một số loại thức ăn như gan, cá biển, bơ, sữa, trứng... và từ các loại rau, củ, quả có màu vàng và màu đỏ rất giàu vitamin A. Do đó, khi đã bổ sung vitamin A qua các loại này, mọi người nên hạn chế việc uống thêm các loại thuốc có chứa hàm lượng vitamin A cao nữa thì rất dễ bị thừa và gây ngộ độc.

Vitamin B

Vitamin B là một trong những loại vitamin tốt nhất cho chức năng gan. Ăn thực phẩm giàu vitamin B có thể giúp đảo ngược các triệu chứng của một số bệnh gan ở giai đoạn đầu như bệnh gan do rượu. Tuy nhiên, không phải vì loại vitamin này tốt mà chúng ta có thể dùng nó một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát.

Nguyên nhân là vì bổ sung vitamin B quá nhiều cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều người bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, chán ăn khi vitamin B vượt quá tiêu chuẩn sinh học. Bên cạnh đó, việc bổ sung quá nhiều vitamin B có thể làm tăng gánh nặng cho gan, gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Vì vậy, mọi người nên thận trọng khi sử dụng loại vitamin này.

Vitamin C

Nhiều người thường sử dụng vitamin C như một loại "thần dược" để bồi bổ sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, theo các bác sĩ điều này rất nguy hiểm vì tiêm vitamin C trực tiếp vào cơ thể rất dễ gây sốc phản vệ. Hơn nữa, việc sử dụng vitamin C với liều lượng cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan, thận…

Vitamin C giúp kích thích khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị bệnh hemochromat di truyền - bệnh rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống, đây có thể là một vấn đề lớn. Bởi khi khi cơ thể không thể bài tiết hết lượng sắt dư thừa, nó có thể làm hại các mô và cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là dẫn tới suy gan, suy tim hoặc nhịp tim bất thường

Nên làm gì để có lá gan khỏe mạnh

Lá gan làm việc “quần quật” ngày đêm do đó để bảo vệ lá gan bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học bằng cách:

Chế độ ăn uống khoa học

Để tăng cường sức khỏe cho gan, thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, nên hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng calo cao, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo trắng… và đường. Nên bổ sung thịt (nhưng hạn chế ăn thịt đỏ) và chất béo tốt cho gan (các chất béo không bão hòa đa như dầu thực vật, dầu cá, chất béo bão hòa đơn như quả bơ và các loại hạt).

Đặc biệt, nên tăng cường nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại quả trái cây như: cam, quýt, nho, bơ, táo, bưởi…) – có vai trò như chất chống oxy hóa, giúp loại trừ gốc tự do, chuyển hóa chất béo, làm sạch gan và phòng ngừa bệnh gan. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Lưu ý, nên tránh các loại thực phẩm không còn tươi hay chứa chất bảo quản, hóa chất, phẩm màu và các loại thức ăn hun khói, tái sống, các loại gia vị có tính nóng như ớt, hạt tiêu…

Uống đủ nước

Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ ở gan diễn ra tốt hơn, ngược lại cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ. Khi cơ thể mất nước, độc tố sẽ tích tụ trong thận, ruột, gan và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc cơ thể của gan.

Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu nước chức năng hoạt động của thận sẽ bị gián đoạn và “đùn đẩy” phần việc qua cho gan. Lúc này gan lại phải gánh thêm vai trò của thận khiến hiệu suất làm việc của gan bị giảm xuống. Do đó, để cải thiện chức năng gan hiệu quả cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể đốt cháy chất béo và giúp phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao làm giảm căng thẳng cho gan như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn máu, giúp tim dễ dàng chuyển máu đến gan.

Giảm stress

Stress/căng thẳng là kẻ thù tiềm ẩn của sức khỏe nói chung và gan nói riêng. Stress thường xuyên cùng với rối loạn giấc ngủ dẫn đến sự tưới máu ở gan, làm cho quá trình nuôi dưỡng tế bào gan bị gián đoạn và khiến chức năng lọc gan suy giảm. Với những người thường xuyên mệt mỏi trong thời gian dài có thể gặp phải các dấu hiệu tổn thương gan như đau hạ sườn phải, tức ngực, rối loạn tiêu hóa…

Do đó, để bảo vệ gan nên cố gắng giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày bằng cách dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi du lịch, tập luyện thể dục thể thao…

Ngủ đủ giấc

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, khoảng thời gian từ 23h đến 1h sáng hôm sau là lúc gan làm việc tích cực nhất, gan thải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Từ 1h đến 3h túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu. Nhưng nếu bạn thức khuya, gan dễ bị tổn hại do tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại sẽ làm tổn thương các tế bào gan và làm suy giảm vai trò của gan.

Bạn nên từ bỏ thói quen thức khuya tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả gan. Nên đi ngủ trước 22h để tạo được giấc ngủ sâu vào khoảng 23h đến 3h sáng để gan làm việc hiệu quả hơn.

Kiểm tra sức khỏe gan định kỳ

Đa số bệnh gan thường không có triệu chứng rõ ràng khiến bệnh dễ bị bỏ qua. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức tầm soát và kiểm tra chức năng gan 6 tháng/lần.