3 nhóm người không nên chạy bộ vào buổi tối
Nếu bạn thật sự không có thời gian chạy bộ vào ban ngày thì việc chạy bộ buổi tối sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và mang lại nhiều lợi ích cho người tập về mặt tinh thần lẫn sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên chạy bộ vào ban đêm vì có thể gây hại sức khỏe.
Công nghệ điều hợp sinh học được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam
Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé Việt Nam hợp tác nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng
Gần Tết có nên thực hiện việc cắt amidan?
Những người không nên chạy bộ vào buổi tối
Người có tầm nhìn kém
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Với những người có tầm nhìn kém vào ban đêm, điều kiện đường xá khó quan sát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, không nên chạy bộ vào ban đêm mà nên chạy bộ vào ban ngày.
Người gặp các vấn đề về sức khỏe
Những người có một số vấn đề về sức khỏe cần cân nhắc cẩn thận khi chạy vào ban đêm, như người mắc bệnh tim, bệnh hô hấp, đau khớp hoặc hạn chế vận động, chạy ban đêm có thể gây gánh nặng quá mức cho cơ thể.
Người có các vấn đề về giấc ngủ
Chạy bộ đêm quá sức có thể gây hưng phấn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ; sau đó còn ảnh hưởng đến công việc, học tập ngày hôm sau. Do đó, đối với những người có vấn đề về giấc ngủ, chạy đêm không phù hợp.
Chạy đêm và chạy buổi sáng đều có những lợi ích, hạn chế riêng. Vì vậy, việc lựa chọn thời điểm chạy bộ tùy thuộc vào sở thích cá nhân, tình trạng sức khỏe mỗi người.
Lợi ích của việc chạy bộ vào ban đêm là có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ thể, tinh thần sau một ngày làm việc hoặc học tập.
Lợi ích của việc chạy bộ buổi sáng bao gồm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, đốt cháy nhiều chất béo hơn, giúp giảm cân và duy trì sức khỏe tốt.
Điều cần lưu ý khi chạy bộ buổi tối
Không ăn quá no trước khi chạy
Nhiều người thường có thói quen ăn cơm tối xong thì đi chạy bộ hay đi bộ. Điều này có thể khiến bụng chúng ta có cảm giác nặng nề, khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày...
Theo các chuyên gia về sức khỏe, bạn nên chạy bộ sau khi ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
Không nên chạy bộ quá khuya
Thời gian lý tưởng nhất để chạy bộ buổi tối là trước 21 giờ. Bởi càng về khuya thì nhiệt độ càng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp thậm chí là đột quỵ ở những người già mắc bệnh lý nền. Ngoài ra, càng về khuya lượng khí cacbonic thải ra càng nhiều có thể khiến bạn mệt mỏi, chóng mặt và khó chịu.
Thời gian chạy phụ thuộc vào sức khỏe của bản thân
Nhiều người nghĩ rằng tập luyện với cường độ cao thì càng nhanh có tác dụng. Điều này không những sai mà còn có thể phản tác dụng. Lúc đầu bạn nên lựa chọn chạy bộ với thời gian ngắn, sau đó tăng dần sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Theo các bác sĩ, với người khỏe mạnh bình thường nên chạy bộ khoảng 30 phút mỗi lần, khoảng 3 - 5 lần trong tuần để đạt hiệu quả cao.
Nên khởi động kĩ trước khi tập
Khởi động là bước cực kì quan trọng nhưng lại bị khá nhiều người bỏ qua. Trước khi chạy bộ, bạn nên khởi động để làm nóng cơ thể đồng thời làm các khớp trở nên linh hoạt. Một vài động tác đơn giản dễ thực hiện như xoay khớp cổ tay, cổ chân, chạy bước nhỏ tại chỗ, chạy nâng cao đùi… bạn có thể tham khảo.
Việc có bước khởi động trước khi tập với mục đích nhằm phòng tránh các chấn thương, tránh tình trạng chuột rút.
Không nên tắm ngay sau khi chạy bộ
Vào buổi tối, nhiệt độ xuống thấp hơn so với ban ngày. Sau khi chạy bộ xong, nhịp tim,nhịp thở, nhiệt độ có xu hướng tăng. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm giúp cơ thể được thư giãn và sức khỏe được phục hồi tốt hơn nước lạnh.