4 bệnh viêm đường hô hấp thường gặp vào mùa đông
Khi thời tiết giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém. Việc mắc các bệnh về đường hô hấp là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp vào mùa đông.
5 lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của hạt hướng dương
Những vị trí cần tránh khi cạo gió để đảm bảo sức khỏe
5 cách phân biệt bột sắn dây thật và giả
Cảm cúm
Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường phát sinh từ tình trạng mũi, họng hay thậm chí là phổi bị nhiễm trùng do virus.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có khả năng gây ra bệnh cảm cúm với những triệu chứng như: Sốt, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ớn lạnh, ho, đau cơ, đau đầu…
Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus Influenza, lây nhiễm trực tiếp hoặc từ người bệnh lây sang. Khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi, các virus cúm sẽ theo các dịch ra ngoài và bám vào đồ vật xung quanh.
Ảnh minh họa. (NNguồn ảnh: Internet)
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp tính và mạn tính.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do virus, do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi.
Viêm phế quản mạn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mạn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..), và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.
Viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở. Thông thường, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.
Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm nhẹ, đến viêm phổi nặng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi có nhiều bệnh nền, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Khi bị bệnh viêm phổi, người bệnh cảm thấy: Đau ngực, ho có đờm, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh. Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Viêm xoang
Viêm mũi xoang: Bệnh xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà chủ yếu là vi khuẩn khiến lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Do một vài tác nhân nào đó khiến cho lớp niêm mạc ở trong tình trạng phù nề, gây tăng tiết nhầy và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn.
Khi bị viêm mũi xoang, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
- Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
- Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
- Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
- Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
- Sốt…
Cách phòng tránh
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa đông xuân, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh bằng một số biện pháp như sau:
- Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo đúng lịch, đặc biệt với trẻ em.
- Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ; khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp;
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh thân thể cho trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng đúng cách.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, đặc biệt với trẻ em khi ra ngoài, nhất là các vị trí quan trọng như đầu, cổ, ngực, bàn chân, bàn tay; chú ý không nên mặc quá nhiều áo cho trẻ vì có thể làm trẻ bị toát mồ hôi và ngấm ngược lại vào cơ thể làm cho trẻ bị cảm lạnh, sốt cao.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, chế độ dinh dưỡng đầy đủ: cho trẻ ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh đến các cơ sở y tế để được được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh nặng hơn.