4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng sức đề kháng

(Tieudung.vn) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Vậy người bị cúm A nên ăn gì?

4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng sức đề kháng

4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng sức đề kháng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Vậy người bị cúm A nên ăn gì?

Cần làm gì khi có dấu hiệu mắc cúm A?

4 loại thực phẩm người mắc cúm A nên ăn để tăng sức đề kháng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Theo các chuyên gia y tế, vào thời điểm giao mùa đông-xuân, thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh cúm. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1… Virus lây truyền qua đường hô hấp, qua các giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc qua tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus nên có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng.

Triệu chứng ban đầu của bệnh cúm A thường giống như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là: sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ… Đối với trẻ em còn có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc…

Theo TS.BS Phạm Thị Bích Thủy, Tai Mũi Họng Trung ương, trong các chủng virus gây cúm A, B, C thì cúm A là chủng gây bệnh phổ biến nhất.

Những đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ gây biến chứng nặng là trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ , người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch...

Việc điều trị bệnh cúm thông thường chủ yếu là giảm các triệu chứng. Bệnh nhân cần được điều trị cách ly, nghỉ ngơi, chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng tốt cho đến khi khỏi bệnh.

Trường hợp sốt cao cần chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol theo hướng dẫn. Súc miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Một số tốt cho người mắc bệnh cúm

Rau quả

Rau quả tươi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh cúm.

Người bệnh nên ăn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hoá mạnh nên vitamin C cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, bổ sung vitamin C rất hiệu quả để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C tốt nhất là trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi… ; các loại rau như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi...

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu. Người bệnh nên ăn thức ăn giàu kẽm từ động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua…

Một số loại gia vị

Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong… có kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm.

Trong tỏi có chứa chất allicin, hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Do đó, tỏi được coi là thực phẩm tốt để trị bệnh cúm, giảm ngạt mũi, giảm ho.

Do vậy, người bệnh nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng cúm, tăng cường miễn dịch, giúp nhanh hồi phục sức khỏe.

Gừng cũng là vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường, trong đó có cúm. Người bệnh có thể dùng gừng tươi chế biến các món cháo gà, canh gà hoặc trà gừng… rất tốt để giảm các triệu chứng khó chịu của cúm.

 Mật ong cũng được xem là một trong những thực phẩm kháng khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Sử dụng mật ong hoặc trà mật ong gừng, nước chanh tươi ấm pha mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm ho tốt.