5 cách sử dụng nhân sâm hiệu quả nhất

(Tieudung.vn) - Nhiều người dùng nhân sâm nhưng chưa biết hết đầy đủ tác dụng của nhân sâm cũng như cách dùng sao cho đúng.

5 cách sử dụng nhân sâm hiệu quả nhất

5 cách sử dụng nhân sâm hiệu quả nhất
Nhiều người dùng nhân sâm nhưng chưa biết hết đầy đủ tác dụng của nhân sâm cũng như cách dùng sao cho đúng.

Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe

Giảm căng thẳng tâm thần

5 cách sử dụng nhân sâm hiệu quả nhất

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Điều trị

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Giảm mệt mỏi

Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức.
 
Tăng khả năng chịu đựng

Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

Cách dùng nhân sâm để đạt hiệu quả tốt nhất

Hầm cách thủy

Thái củ sâm đã phơi khô thành từng lát mỏng, dùng 2 ~ 5 gam mỗi ngày, cho các lát sâm vào bát sứ, thêm lượng nước vừa đủ, đậy kín miệng bát, đặt lên giá hấp trong nồi, hấp cách thủy, đun lửa nhỏ 20 ~ 30 phút.

Uống nước nhân sâm trước, sau đó nhai nuốt miếng nhân sâm, uống trước bữa sáng nửa tiếng, thậm chí có thể uống cả mùa đông.

Lượng sâm nên ăn bao nhiêu là tốt thì bạn có thể tăng giảm nhẹ tùy theo thể trạng và sự chấp nhận của cơ thể từng người, tốt nhất là theo lời khuyên của bác sĩ.

Đối với các triệu chứng cơ thể suy nhược, có thể dùng liều lượng lớn từ 15 đến 30 gam, sắc nhanh với lửa to, sắc đến mức có thể lấy nước cốt đặc, chia làm nhiều lần để uống.

Hấp cách thủy

Cách hấp: Cho 6-9 gam nhân sâm cùng với một lượng nước và đường phèn thích hợp vào bát sứ hoặc hũ đựng sâm, đậy nắp, đun cách thủy với lửa nhỏ cho đến khi chín kỹ. Uống phần nước cốt trước, sau đó ăn phần bã.

Nấu canh

Cắt một miếng bạch sâm, cho vào nồi, thêm nước và nấu cho đến khi bạch sâm chuyển sang màu đỏ, nước có vị đắng thì cho một thìa mật ong vào khuấy đều để hai hoạt chất hòa quyện vào nhau.

Món canh này được gọi là canh mật ong nhân sâm, uống một chén lớn mỗi sáng để tăng cường sinh lực và chữa bệnh.

Ngậm

Cắt nhân sâm thành từng lát mỏng, nếu dùng hồng sâm, bạn có thể cho hồng sâm vào trong nồi nấu cho mềm xong rồi thái thành từng lát, mỗi lần ngậm 2 ~ 3 lát bằng cho vào miệng ngậm, sau đó nhai nhỏ trước khi nuốt. Khi nhai có thể giúp cho khoang miệng tiết nhiều nước bọt, tăng cường tinh thần, tỉnh táo. Đây là cách dễ dàng nhất để sử dụng nhân sâm vì tác dụng chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Cho miếng nhân sâm trực tiếp vào miệng, nhai từ từ cho đến khi nhân sâm tan thành nước.

Ngậm một miếng sâm nhỏ trong miệng trong một thời gian lâu một chút có thể tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể, chống lại bệnh tật, có tác dụng tốt đối với các bệnh về răng miệng và cổ họng.

Ngâm, om nhân sâm

Nhân sâm om nước nóng như pha trà

Cho các lát nhân sâm vào bát hoặc cốc, tráng qua nước sôi, sau đó cho nước sôi vào đậy nắp lại khoảng 5 phút rồi uống, lặp lại phương pháp như vậy cho đến khi không còn mùi sâm và ăn các lát nhân sâm luôn.

Nhân sâm ngâm rượu

Rượu nhân sâm tự chế hầu hết được dùng để bồi bổ, bổ sung sinh lực, kéo dài tuổi thọ. Một phương pháp đơn giản nhất là dùng 200 gam nhân sâm tươi, thêm 1lít rượu rồi ngâm như bình thường. Bạn cso thể chắt lấy rượu và uống sau 3 tuần ngâm.

Mỗi ngày uống 10 - 20 gam rượu, sau khi dùng hết lần uống đầu tiên có thể cho thêm rượu vào bình ban đầu để ngâm và uống tiếp cho đến khi vỏ sâm trở thành màu trắng như tuyết.

Một phương pháp khác là làm một lát nhân sâm 10-15 gam ngâm trong 500 gam rượu trắng, đậy kín, lắc ngày một lần, sau hai tuần thì uống: Nên uống 30 ml mỗi ngày.