5 loại thuốc dự phòng cần có trong tủ thuốc gia đình dịp Tết
Để đảm bảo sức khỏe dịp Tết này, mỗi gia đình hãy trang bị thêm một số loại thuốc cơ bản để bảo vệ sức khỏe cả nhà như: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc cảm cúm, thuốc dị ứng...
7 lợi ích bất ngờ của trà chuối với sức khỏe
2 công thức làm bánh quy rất ngon và tốt cho sức khỏe ngày Tết
Người trẻ thanh nhiệt cơ thể, làm mới bản thân trước Tết để đón lộc
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Mang theo thuốc giảm đau, hạ sốt sẽ giúp bạn ứng phó kịp thời với những cơn sốt đột ngột. Loại thuốc an toàn thường được khuyên dùng là paracetamol. Liều dùng 10-15mg/1kg cân nặng. Lưu ý để dùng an toàn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thuốc cảm cúm
Cảm cúm thông thường là bệnh nhiều người gặp phải, có thể điều trị triệu chứng tại nhà nếu như bệnh không nghiêm trọng. Do đó, các gia đình nên trữ thuốc cảm cúm trong nhà, nhất là trường hợp phát bệnh về đêm.
Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm như paracetamol, decolgen, tiffy, coldacmin,… Tuy nhiên, đối với paracetamol, khi sử dụng người bệnh không nên dùng rượu bia để tránh tình trạng gây ngộ độc gan.
Khi xuất hiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ớn lạnh,… các bạn có thể dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 ngày sử dụng mà bệnh không thuyên giảm, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc điều trị tiêu hóa
Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,... là các bệnh tiêu hóa dễ gặp vào những ngày Tết. Vì vậy, các gia đình nên chuẩn bị các loại thuốc men tiêu hóa hoặc men vi sinh.
Đối với những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, dùng rượu bia kéo dài, người bệnh dùng thuốc (nhất là kháng sinh),... có các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,... nên dùng men tiêu hóa.
Với những người có biểu hiện loạn khuẩn đường ruột như đi phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng,... có thể dùng men vi sinh để cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột bị xáo trộn.
Thuốc dị ứng
Nên chuẩn bị thuốc dị ứng không kê đơn trong dịp Tết này, nếu trong gia đình có người dễ bị dị ứng. Các thuốc kháng histamin có thể giải quyết triệt để các triệu chứng sổ mũi, nổi ban đỏ… mà bạn gặp phải.
Các thuốc thông dụng bao gồm: Loratadine, cetirizine, terfenadine…
Thuốc điều trị bỏng nhẹ
Khi nấu nướng các mẹ các chị có thể bị bỏng và rất rát, nếu không giữ vệ sinh có thể lên mủ và thành sẹo từ vết bỏng nhỏ. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo gia đình dự phòng 2 loại thuốc bôi bỏng để trong tủ thuốc gia đình dịp tết là Pathenol và Biafine.
Tuy nhiên, thuốc bôi bỏng tại nhà chỉ dùng cho trường hợp bỏng nhẹ, bỏng diện hẹp và không đáng ngại, nếu bỏng diện rộng, bỏng sâu bạn cần tới bệnh viện.
Vật dụng sơ cứu vết thương như băng cá nhân, gạc vô trùng, kéo nên được chuẩn bị sẵn. Các dung dịch để rửa và sát trùng vết thương có thể mua sẵn gồm: povidon iod (Povidine, Betadine), oxy già và cồn 70 độ.
Những lưu ý quan trọng khi trữ thuốc trong dịp Tết
Nên phân loại thuốc dành riêng cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai… ở những ngăn riêng biệt để tránh dùng nhầm thuốc.
Nên giữ lại vỏ hộp và hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc để đọc lại nếu cần. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; Các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc để tránh tình trạng dùng nhầm thuốc rất nguy hiểm.
Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng các bạn cần lưu ý, không được “dễ dãi” trong ăn uống, sinh hoạt để luôn khỏe mạnh và phòng tránh bệnh thường gặp một cách tốt nhất,