5 thực phẩm là "insulin tự nhiên", tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Rong biển, rau diếp, đậu bắp... là thực phẩm vô cùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Những nhóm người nào nên thận trọng khi ăn hẹ?
7 tác dụng tuyệt vời của củ khoai mì
Covid-19 sáng 3/7/2022: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 9.699.357, đã tiêm hơn 233 triệu liều vaccine
Rong biển
Rong biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet
Rong biển rất giàu polysaccharides, carotene, protein cùng một loạt các vitamin, trong đó polysaccharides có thể làm giảm lượng đường trong máu rất tốt. Bạn có thể ăn súp rong biển khi bụng đói và chờ khoảng 15 phút rồi mới ăn sáng hoặc ăn trưa.
Ngoài ra, rong biển là một loại thực phẩm chống ung thư, đặc biệt có tác dụng rõ ràng trong việc ức chế ung thư tuyến giáp.
Rau diếp
Rau diếp rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa protein, đường, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và canxi phốt pho, sắt... Hơn nữa, rau diếp cũng có hàm lượng carbohydrate thấp và đặc biệt là chứa nhiều niacin. Niacin là chất kích hoạt insulin. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn rau diếp với số lượng vừa phải có thể cải thiện sự trao đổi chất của đường.
Rau diếp cũng có thể kích thích nhu động dạ dày và ruột, nhờ đó hỗ trợ điều trị táo bón do bệnh tiểu đường gây ra.
Đậu bắp
Đậu bắp có chứa một thành phần gọi là isoquercetin, có thể ngăn chặn tác động phá vỡ protein enzyme disaccharide ngăn chặn sự hấp thụ của cơ thể. Nếu bạn ăn khoảng 16 quả đậu bắp mỗi ngày, bạn có thể tiêu thụ khoảng 20 miligam isoquercetin, nhờ đó có thể có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
Kiều mạch
Kiều mạch được mệnh danh là "Vua của năm loại ngũ cốc", không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp hạ lipid máu và huyết áp. Công dụng này của kiều mạch là do nó có chứa flavonoid và rutin, không những có thể làm sạch rác trong cơ thể con người, mà còn kích hoạt bài tiết insulin. Ngoài ra, kiều mạch cũng chứa axit clohydric, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Khoai mỡ
Các thành phần chất nhờn trong khoai mỡ có thể bao bọc các thực phẩm khác trong ruột, để đường được hấp thụ từ từ. Tác dụng này có thể ức chế sự tăng mạnh của đường huyết sau bữa ăn, đồng thời có thể tránh tiết quá nhiều insulin, để đường huyết được điều hòa tốt hơn. Yam (khoai) cũng chứa các thành phần hiệu quả như magiê và kẽm, những chất cần thiết cho quá trình tiết insulin, cũng như vitamin B1 và vitamin B2.