5 trường hợp đặc biệt không nên dùng đương quy

(Tieudung.vn) - Đương quy tuy là dược liệu bổ dưỡng có nhiều lợi ích. Tuy nhiên không phải lúc nào đương quy cũng có lợi. Dưới đây là một số khuyến cáo về các trường hợp không được dùng đương quy để tránh những

5 trường hợp đặc biệt không nên dùng đương quy

5 trường hợp đặc biệt không nên dùng đương quy
Đương quy tuy là dược liệu bổ dưỡng có nhiều lợi ích. Tuy nhiên không phải lúc nào đương quy cũng có lợi. Dưới đây là một số khuyến cáo về các trường hợp không được dùng đương quy để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau

Những người dùng thuốc chống đông máu như coumadin hoặc warfarin, heparin... nên tránh loại thảo mộc này. Cũng nên thận trọng với các loại thuốc giảm đau không kê đơn thông thường có chứa ibuprofen, naproxen và aspirin.

Mặc dù đương quy có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược để làm tăng chữa bệnh nhưng nên tránh sử dụng nó kết hợp với các chất bổ sung thảo dược được biết là làm chậm đông máu như đinh hương, tỏi, nhân sâm, bạch quả, cỏ ba lá đỏ, cam thảo, nghệ, cỏ mần trầu, cây dương và gừng.

5 trường hợp đặc biệt không nên dùng đương quy

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trường hợp chuẩn bị phẫu thuật

Ngừng dùng loại thảo dược này ít nhất hai tuần trước bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào để đảm bảo đông máu thích hợp và giảm nguy cơ chảy máu quá nhiều, không kiểm soát được.

Với phụ nữ trong các giai đoạn đặc biệt

Loại thảo mộc này không nên dùng cho bà mẹ cho con bú và được chống chỉ định ở phụ nữ vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cơ tử cung.

Những người dùng thuốc tránh thai và trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng vì có thể sẽ làm máu ra nhiều. Những phụ nữ có tình trạng nhạy cảm với hormone bao gồm ung thư vú, tử cung và buồng trứng, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung nên tránh dùng đương quy độc vị hoặc kết hợp các vị thuốc khác do thảo dược có tác dụng kích thích tố nữ.

Người mắc một số bệnh mạn tính

Những người được chẩn đoán mắc bệnh gan hoặc thận nặng, rối loạn đông máu như bệnh ưa chảy máu hoặc thiếu protein S và trẻ em... không nên dùng vì tính an toàn vẫn chưa được chứng minh.

Người bệnh tiêu hóa

Theo GS. TS. Phạm Xuân Sinh (chuyên gia y học cổ truyền), những trường hợp viêm đại tràng thể hàn, phân thường xuyên nát, lỏng không nên dùng đương quy do thảo dược này có tính nhuận hoạt tràng.

Những lưu ý khi dùng sâm đương quy

Khi sử dụng sâm đương quy, cần lưu ý những điều sau để dùng sâm đương quy trở nên hữu ích nhất cho cơ thể.

- Đối với rượu Sâm Đương Quy ngâm, không uống quá 50ml 1 ngày, không dùng liên tục trong nhiều ngày.

- Bạn cần pha loãng thuốc với nước khi dùng thuốc đối với một số dạng bào chế, chẳng hạn dưới dạng rượu thuốc, tinh dầu.

- Cây sâm đương quy có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ cháy nắng, bạn nên sử dụng và quần áo để che nắng.

- Không nên lưu trữ sâm đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong cây. Nên ngâm rượu sâm đương quy vào bình thủy tinh hoặc chum thay vì ngâm trong bình nhựa.