6 loại gia vị quen thuộc hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

(Tieudung.vn) - Mỡ máu cao làm gia tăng cholesterol xấu sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tham khảo 6 loại gia vị thường có trong bếp của mỗi gia đình giúp kiểm soát mức cholesterol hữu ích.

6 loại gia vị quen thuộc hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

6 loại gia vị quen thuộc hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả
Mỡ máu cao làm gia tăng cholesterol xấu sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tham khảo 6 loại gia vị thường có trong bếp của mỗi gia đình giúp kiểm soát mức cholesterol hữu ích.

Quế 

6 loại gia vị quen thuộc hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Quế chứa một hợp chất gọi là cinnamaldehyde chịu trách nhiệm tạo ra mùi thơm và hương vị riêng biệt cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quế có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Mặc dù quế được biết đến nhiều nhất với khả năng giảm lượng đường trong máu nhưng nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì đã được chứng minh là cải thiện mức cholesterol và huyết áp.

Quế chứa các hợp chất gọi là cinnamaldehyde và acid cinnamic giúp giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính (một loại chất béo có trong máu). Quế cũng được chứng minh là giúp cải thiện lượng đường trong máu, điều này rất quan trọng đối với những người có cholesterol cao vì lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tăng cholesterol LDL.

Gừng 

Gingerol, thành phần hoạt tính sinh học mạnh nhất của gừng, chịu trách nhiệm tạo nên hương vị và mùi thơm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Mặc dù gừng thường được biết đến nhiều với chống buồn nôn nhưng nghiên cứu gần đây đã xem xét tác dụng của gừng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.

Gừng chứa các hợp chất gọi là gingerol và shogaol, được chứng minh là có đặc tính chống viêm, giảm cholesterol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gừng giúp giảm mức cholesterol LDL và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Một đánh giá tổng hợp của 12 nghiên cứu cho thấy gừng đạt được kết quả tốt hơn khi sử dụng với lượng 2,4g (tương đương 1 thìa cà phê), bao gồm giảm trung bình 38 điểm chất béo trung tính và giảm 12 điểm trong tổng lượng cholesterol. Tăng chất béo trung tính, cholesterol và lượng đường trong máu đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim. Ngoài ra, gừng còn được chứng minh là giúp cải thiện tuần hoàn, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Nghệ

Nghệ là loại thực vật được trồng rộng rãi ở một số nước châu Á, trong đó có nước ta. Củ nghệ là một trong những loại gia vị phổ biến nhất.

Bột nghệ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời và có đặc tính chống viêm hiệu quả trong điều trị các rối loạn sức khỏe mãn tính như bệnh viêm phổi mãn tính , viêm tụy, các vấn đề về đường ruột, nguy cơ mắc bệnh tim…

Củ nghệ giàu chất curcumin giúp giảm mức cholesterol.

Cỏ cà ri

Cỏ cà ri (Fenugreek), còn gọi là cỏ ba lá, cỏ lợi sữa… Hạt của cỏ cà ri được sử dụng trong , làm thuốc hoặc che giấu hương vị của các loại thuốc khác.
Cỏ cà ri có nhiều lợi ích cho sức khỏe, và một trong số đó là kiểm soát cholesterol. Nó chứa một số hợp chất có đặc tính làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol trong ruột và gan. Do đó, loại gia vị này có lợi cho những người bị xơ vữa động mạch và những người có nồng độ cao cholesterol và triglycerid

Tỏi 

Tỏi là một trong những loại gia vị nấu ăn phổ biến nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Hơn 100 chất phytochemical đã được xác định trong tỏi, trong đó thành phần chứa lưu huỳnh allicin là chất được biết đến nhiều nhất. Allicin và các hợp chất lưu huỳnh khác tạo ra vị cay nồng và nhiều lợi ích sức khỏe.

Allicin và các hợp chất lưu huỳnh khác cũng được tìm thấy trong họ hàng của tỏi, bao gồm hành và tỏi tây. Các hợp chất lưu huỳnh có lợi cho sức khỏe này được hình thành khi tép tỏi được cắt, nghiền hoặc nhai.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi làm giảm huyết áp và chống lại tổn thương gốc tự do trong mạch máu của những người bị tăng huyết áp . Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỏi làm giảm lượng lipid trong máu, đặc biệt là cholesterol toàn phần và LDL.

Một phân tích của 39 thử nghiệm khác cho thấy tiêu thụ tỏi trong 2 tháng làm giảm đáng kể lượng cholesterol tổng cộng trung bình 17 điểm và cholesterol LDL trung bình 9 điểm ở những người có tổng mức cholesterol từ 200 mg/dL trở lên.

Mặc dù một nghiên cứu cho thấy mức tương đương với một tép tỏi là không đủ để tạo ra sự khác biệt nhưng theo 10 nghiên cứu khác cho rằng tiêu thụ 4 tép tỏi mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt. Một nghiên cứu khác cho thấy tỏi có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với 1 thìa nước cốt chanh.

Tiêu đen

Hạt tiêu đen cũng là một loại gia vị không thể thiếu. Hạt tiêu đen có chứa hoạt chất piperine, một chất chống oxy hóa tuyệt vời và có đặc tính kháng khuẩn, giúp phá vỡ các tế bào mỡ, giúp kiểm soát mức cholesterol…