6 thói quen dễ gây đột quỵ khi nắng nóng và cách phòng ngừa

(Tieudung.vn) - Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khiến nhiều người suy giảm tinh thần và năng lượng, nặng có thể dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ do trời nắng nóng là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới

6 thói quen dễ gây đột quỵ khi nắng nóng và cách phòng ngừa

6 thói quen dễ gây đột quỵ khi nắng nóng và cách phòng ngừa
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khiến nhiều người suy giảm tinh thần và năng lượng, nặng có thể dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ do trời nắng nóng là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng tránh.

Uống ít nước

Mất nước là nguyên nhân số một gây ra đột quỵ khi trời , đặc biệt với người lớn tuổi. Chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày, nếu hoạt động ngoài trời, chơi thể thao, làm việc dưới ánh nắng, bạn cần uống nhiều nước hơn để bù vào phần nhiệt đã mất.

Thay vì uống soda, cà phê, trà, chúng ta nên uống nước lọc, mang theo đồ uống khi ra ngoài trời.

6 thói quen dễ gây đột quỵ khi nắng nóng và cách phòng ngừa

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Uống nước đá quá lạnh ngay sau đi nắng

Uống một ly nước đá lạnh hay ăn một chiếc kem khi đi từ bên ngoài trời nắng về có thể giúp bạn ngay tức khắc, nhưng sau đó lại làm thân nhiệt của bạn thay đổi và dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ.

Hoạt động thể chất quá mức

Làm việc hoặc tập luyện quá sức cũng là thói quen dễ dẫn tới đột quỵ khi trời nắng. Bởi những hoạt động này đều khiến cơ thể mất nước, dễ say nắng. Đặc biệt với người bệnh mắc các bệnh lý dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não, nguy cơ bị đột quỵ lại càng cao.

Uống rượu, bia

Rượu bia là chất lợi tiểu, khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn tới mất nước. Uống nhiều rượu bia cũng khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp.

Ngồi phòng điều hòa ngay khi đi nắng về

Nắng nóng oi bức khiến cơ thể toát mồ hôi, nhiều người muốn vào phòng điều hòa hoặc tắm ngay sau khi đi ngoài đường. Nhưng thói quen này rất có hại và bạn cần phải thay đổi ngay. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến lỗ chân lông, vi mạch dưới da co lại. Điều này có thể gây tim đập nhanh, cao huyết áp và kéo theo tình trạng đột quỵ.

Nằm điều hòa sau khi tắm

Tương tự thói quen ngồi phòng điều hòa sau khi đi nắng về, nằm điều hòa sau khi tắm dễ gây viêm phổi, cảm lạnh. Đặc biệt với những người có bệnh sẵn về mạch máu não sẽ khiến nguy cơ tai biến, đột tử rất cao do các mạch máu bị cản trở sự lưu thông.

Cách ngăn ngừa đột quỵ do nắng nóng

Đột quỵ do nắng nóng có thể phòng ngừa được chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, chúng ta nên hạn chế ra đường vào lúc nắng gắt, nhất là người lớn tuổi. Khi dùng máy lạnh, nhiệt độ trong và ngoài phòng không được chênh lệch quá 7 độ C.

Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt bằng cách thực hiện các bước sau:

Mặc quần áo nhẹ, màu sáng, thoáng và đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Sử dụng với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, đặc biệt bạn đang đi ngoài nắng, đang bơi hoặc đang đổ mồ hôi.

Nếu muốn tắm sau khi đi nắng về, tốt nhất bạn nên đợi thân nhiệt dần ổn định lại, ngồi nghỉ 15-20 phút, sau đó lau người trước cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.

Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất 8 ly nước/ngày: nước suối, nước trái cây hoặc nước ép rau, trong đó nước từ các loại thảo dược tốt hơn. Vì bệnh liên quan đến nhiệt độ cũng có thể do thiếu muối, vậy nên thay thế một loại đồ uống thể thao giàu muối khoáng trong các giai đoạn có nhiệt độ và độ ẩm cao.

Với những người chơi thể thao hoặc làm việc ngoài trời, khuyến cáo chung là uống 24 ounce chất lỏng (tầm 700ml) hai giờ trước khi tập thể dục-lao động và cân nhắc thêm 8 ounce (~ 240 ml) nước hoặc thức uống thể thao khác trước khi tập thể dục. Trong khi tập thể dục, bạn nên tiêu thụ tầm 240ml mỗi 20 phút, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Tuyệt đối không được để bất cứ ai trong chiếc xe đang đậu mà không chạy điều hoà hoặc tắt máy, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do nhiệt ở trẻ em. Khi đậu dưới ánh mặt trời, nhiệt độ trong xe của bạn có thể tăng thêm 6,7 độ C chỉ trong 0 phút.

Theo dõi màu nước tiểu, nếu nước tiểu đậm hơn là dấu hiệu cơ thể thiếu nước. Hãy chắc chắn uống đủ nước để duy trì nước tiểu có màu vàng nhạt và trong.

Đo trọng lượng cơ thể trước và sau hoạt động thể chất. Theo dõi lượng nước bị mất (số cân nặng giảm sau tập) có thể giúp chúng ta xác định lượng nước cần uống bổ sung vào.

Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, bởi vì cả hai chất này đều có thể làm bạn mất nhiều chất lỏng hơn và làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến nhiệt. Ngoài ra, không dùng thuốc viên bổ sung muối trừ khi bác sĩ chỉ định. Cách dễ và an toàn nhất để bổ sung muối và các chất điện giải khác trong ngày nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây, thảo dược (rau má, nhân trần, …)

Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn.

Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.

Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.