7 bộ phận quan trọng trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm

(Tieudung.vn) - Đầu, rốn, lòng bàn chân... là những bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

7 bộ phận quan trọng trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm

7 bộ phận quan trọng trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm
Đầu, rốn, lòng bàn chân... là những bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cổ

7 bộ phận quan trọng trên cơ thể cần giữ ấm ngày rét đậm

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Trên cổ có các huyệt như phong trì, phong môn, là cửa ngõ cho khí lạnh xâm nhập. Nếu mùa lạnh không giữ ấm cổ, sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, khàn tiếng…. Vì vậy, để giữ ấm cổ, bạn nên dùng khăn quàng cổ hoặc mặc áo cao cổ để chắn gió lạnh.

Lưng

Trong tất cả các bộ phận trên cơ thể, lưng là bộ phận quan trọng trong quá trình vận chuyển năng lượng dương đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, làm ấm kinh lạc, xua tan cảm lạnh. Khi lưng bị lạnh, phổi dễ bị suy yếu, gây ra các chứng ho và tổn hại tới phổi.

Việc giữ ấm cho lưng cần hợp lý, mặc quần áo đúng cách. Mặc quá nhiều áo, cơ thể quá nóng sẽ khiến đổ mồ hôi ở lưng, nếu không được lau kịp thời sẽ khiến mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, dẫn đến nhiễm lạnh.

Rốn

Giữ ấm cho rốn giúp bảo vệ nội tạng trong bụng khỏi gió lạnh, tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Bụng là bộ phận dễ bị nhạy cảm khi thời tiết chuyển sang lạnh. Bụng lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy và gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa.

Vì vậy, khi ngủ bạn nhớ che bụng lại để rốn được giữ ấm. Ngoài ra bạn có thể làm ấm bụng bằng các đồ ăn và thức uống ấm nóng, tránh sử dụng các đồ lạnh hoặc có tính hàn.

Đầu gối

Các dây thần kinh ngoại biên bao quanh khớp gối rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa đông, tuần hoàn máu ở khớp gối dễ bị suy giảm, khi tiếp xúc với lạnh sẽ trở nên cứng và đau, có thể bị thương khi vận động. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm đầu gối, kết hợp vận động nhẹ khớp gối nhằm giúp bộ phận này chuyển động linh hoạt hơn.

Lòng bàn chân

Y học Trung Quốc có câu “Bách bệnh đều bắt nguồn từ lạnh, lạnh bắt nguồn từ chân”. Bàn chân có mối liên hệ trực tiếp và mật thiết với các bộ phận trong cơ thể như thận, tỳ, can, vị, bàng quang, nhiều huyệt đạo và kinh mạch tập trung ở chân. Bàn chân là một trong những bộ phận quan trọng của con người, nên nó được coi là trái tim thứ hai của cơ thể.

Lòng bàn chân khả năng cách nhiệt kém nhất, nếu bộ phận này bị không khí lạnh tấn công sẽ dễ dẫn đến máu lưu thông kém. Vì vậy, bạn nên cố gắng tránh đi chân trần và để lòng bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất lạnh.

Để giữ ấm cho đôi chân, bạn có thể đi tất. Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên ngâm chân trong nước ấm để giải tỏa sự nhức mỏi của đôi chân và làm khí huyết lưu thông tốt hơn.

Đầu

Đầu giống như chủ của cơ thể, trăm mạch tương thông, nếu bị nhiễm lạnh dễ gây ra các hiện tượng cảm mạo, viêm mũi, đau đầu, nhức răng… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượng. Những người thường xuyên không đội mũ, khi thời tiết ở nhiệt độ 15 độ , nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể, ở nhiệt độ 4 độ thì con số này lên đến 60%.

Mùa đông khi ra ngoài cần phải đội mũ, tốt nhất là có thể che luôn phần trán. Khi đầu ra mồ hôi không nên lập tức tháo mũ ra, mà phải để cho mồ hôi dần dần tan hết. Ngoài ra mỗi buổi sáng sau khi thức dậy có thể dùng tay cào da đầu giúp lưu thông mạch máu, làm ấm đầu.

Mũi

Mũi cũng là bộ phận thường lộ ra ngoài, nếu niêm mạc của mũi tiếp xúc với không khí lạnh thì dịch mũi sẽ tiết ra ít đi, lá chắn cho mũi trở nên kém dẫn đến các khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phổi tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp.