7 tác dụng tuyệt vời của dầu cá đối với sức khỏe
Dầu cá chứa nhiều omega-3, vitamin D và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng dầu cá để tận dụng tối đa lợi ích của loại thực phẩm bổ sung này cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bệnh viêm xoang có nguy cơ lây nhiễm không?
6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhìn vào mắt người mắc bệnh đau mắt đỏ sẽ bị lây?
Dầu cá là gì? Dầu cá làm từ gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Dầu cá là chất béo hoặc dầu được chiết xuất từ mô cá. Dầu cá thường được chiết xuất từ các loại cá có dầu như cá trích, cá ngừ, cá cơm và cá thu. Tuy nhiên, đôi khi dầu cá cũng được sản xuất từ gan của các loài cá khác, như trường hợp của dầu gan cá tuyết.
Thành phần chủ yếu của dầu cá là axit béo omega-3 với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều quan trọng cần lưu ý là các loại omega-3 được tìm thấy trong dầu cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn các loại omega-3 được tìm thấy trong một số nguồn thực vật.
Các loại omega-3 chính trong dầu cá là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), trong khi loại được tìm thấy trong các nguồn thực vật chủ yếu là axit alpha-linolenic (ALA). Mặc dù ALA cũng là một axit béo thiết yếu, theo nghiên cứu, EPA và DHA mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe hơn.
Tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe?
Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tim mạch
Omega-3 trong dầu cá được chứng minh có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, giảm lượng cholesterol và Triglycerid trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp do tăng cholesterol gây xơ cứng động mạch.
Giảm sưng và giảm đau cho các bệnh về khớp
Hấp thụ các loại dầu cá thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong dầu cá còn có tác dụng như một loại thuốc chống viêm.
Tốt cho da
DHA và EPA có trong dầu cá rất có lợi cho làn da. Nó có tác dụng kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa da bị lão hóa sớm, ngăn ngừa mụn,…
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Thiếu hụt omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu hụt DHA còn làm giảm lượng hormone melatonin – hormone giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ đủ axit béo omega-3 trong dầu cá có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ hơn.
Cải thiện các chứng rối loạn tâm thần
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ dầu cá có thể làm giảm trạng thái bất ổn của tâm lý và giảm tái phát bệnh ở những người mắc đồng thời bệnh tâm thần phân liệt và bệnh rối loạn lưỡng cực.
Ngoài ra, việc uống dầu cá còn giúp giảm các hành vi bạo lực.
Ngăn ngừa ung thư vú
Phụ nữ ăn 2 phần dầu cá một tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Phát triển não bộ và cải thiện thị lực
Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm ¼ trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ bằng việc uống sữa công thức và bổ sung từ dầu cá hồi hoặc các loại dầu cá khác trong bữa ăn của con.
Như vậy, tác dụng của dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc sử dụng dầu cá liều cao sẽ lợi bất cập hại.
Dầu cá dùng bao nhiêu là đủ?
Theo Cơ quan an toàn thực phẩm châu u, việc bổ sung axit béo omega-3 vẫn an toàn với liều lên đến 5.000mg mỗi ngày.
Theo WHO thì phụ nữ mang thai nên sử dụng 300mg hỗn hợp EPA và DHA đây là hai dạng thiết yếu của axit béo omega 3, trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, lượng omega-3 cần cung cấp vào khoảng 500mg và tăng dần đến khi 14 tuổi, người trưởng thành, nữ cần được cung cấp 1.100mg mỗi ngày và nam là 1.600mg.
Tác dụng phụ của dầu cá
Tăng đường huyết
Việc bổ sung quá nhiều axit béo omega-3 sẽ có nguy cơ làm tăng kích thích sản xuất glucose, từ đó kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng lên, cụ thể là dùng 8g axit béo omega-3 mỗi ngày sẽ khiến bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bị tăng khoảng 22% lượng đường trong máu trong thời gian khoảng 8 tuần.
Chảy máu
Nếu bạn có hiện tượng bị chảy máu nướu răng và chảy máu cam thì đừng loại bỏ trường hợp có thể bạn bị sử dụng quá liều dầu cá. Bởi theo một số nghiên cứu mới đây việc sử dụng quá nhiều dầu cá sẽ làm ức chế quá trình đông máu, dẫn đến dễ chảy máu cam, máu chân răng.
Huyết áp thấp
nếu bạn bị huyết áp cao thì bạn có thể uống dầu cá với liều lượng vừa đủ để cân bằng huyết áp, tuy nhiên nếu như bạn bị huyết áp thấp mà sử dụng dầu cá sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Tiêu chảy
Một trong những tác dụng phụ của dầu cá đó chính là gây nên chứng đầy hơi, tiêu chảy. Nếu bạn uống dầu cá mà bị tiêu chảy thì hãy xem xét lại liều lượng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Gây chứng bệnh dạ dày
Sử dụng dầu cá còn gây nên tác dụng phụ đó là trào ngược axit dẫn đến ợ hơi, buồn nôn và cảm thấy khó chịu nguyên nhân là do nồng độ chất béo trong dầu cá quá cao.
Ngộ độc vitamin A
Một số dầu cá có chứa nhiều vitamin A và khi dùng với lượng lớn có thể gây ngộ độc với những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da về lâu dài còn gây tổn thương gan.
Mất ngủ
Uống nhiều dầu cá gây cản trở giấc ngủ, gây ra bệnh mất ngủ đặc biệt là ở trẻ nhỏ.