8 biện pháp đơn giản phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả ra sao?
Nguyên nhân gây xoang vào mùa lạnh và cách phòng ngừa
Vì sao nhiều người hay bị mẩn ngứa, phát ban vào mùa đông?
Tiêm tan mỡ tại Thẩm mỹ viện Quốc tế IC, nữ Việt kiều nhập viện cấp cứu
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Do bản thân của thực phẩm dùng để chế biến thức ăn
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Thực phẩm bị nhiễm độc: Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm là do ăn phải gỏi cá, thịt cá, hải sản tươi sống hoặc chưa chín kỹ. Bên cạnh đó, các món gỏi, món ăn muối xổi hoặc trái cây chưa được diệt khuẩn, các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp.
Thực phẩm bị biến chất: Nói đơn giản, đây là những loại thực phẩm đã ôi thiu, quá hạn sử dụng, nấm lạ hoặc các loại củ đã nảy mầm như khoai tây. Bằng cách này hay cách khác, các loại thực phẩm bị biến chất được tuồn vào thị trường và phân phối cho các nhà ăn tập trung, hàng quán, trường học… dẫn đến ngộ độc tập thể.
Thực phẩm đang còn chất hóa học: Các loại thực phẩm được phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản thực phẩm hoặc tẩm ướp chất phụ gia cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường thấy.
Do các dụng cụ nhà bếp mất vệ sinh
Bên cạnh những nguyên nhân đến từ bản thân của thực phẩm sống, không thể bỏ qua những nguyên nhân đến từ dụng cụ nhà bếp. Một câu hỏi đơn giản, liệu các dụng cụ nhà bếp của bạn đã đủ sạch để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội hình thành và phát triển hay chưa?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn không vệ sinh thớt kỹ càng, thớt còn chứa lượng vi khuẩn lớn gấp 400 lần bồn cầu. Bởi thớt là nơi tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm từ sống cho tới chín, và thậm chí là trái cây. Bên cạnh đó, dao, rổ, nồi niêu xoong chảo và cả muỗng đũa cũng là những nơi mà vi khuẩn có thể trú ngụ nếu không được làm sạch kỹ sau mỗi lần sử dụng.
Do nguồn nước sử dụng khi chế biến thực phẩm
Nguồn nước ô nhiễm cũng không phải là tình trạng hiếm gặp. Nếu thực phẩm được rửa hoặc chế biến bằng nguồn nước ô nhiễm, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, việc rửa chén bằng nước này cũng có thể tiềm ẩn sự trú ngụ của vi khuẩn, khiến chúng đọng lại trên chén dĩa, muỗng đũa… và xâm nhập vào cơ thể khi có cơ hội.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Cẩn thận khi mua thực phẩm
Việc kiểm tra bằng mắt, cảm nhận mùi luôn là bước quan trọng trước khi mua, chuẩn bị và nấu bất kỳ loại thực phẩm nào. Không phải tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các chuyên gia khuyên bạn nên mua thực phẩm từ các cơ sở uy tín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất nhiên, điều này không đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ngộ độc thực phẩm, nhưng nguy cơ sẽ thấp hơn nhiều.
Rửa sạch thực phẩm trước khi nấu
Đây là bước quan trọng cần phải tuân theo khi nấu ăn. Điều quan trọng là phải làm sạch rau, gạo hoặc đậu bằng nước sạch để loại bỏ các hạt bụi hoặc vi khuẩn.
Với các thực phẩm không cần nấu chín trước khi ăn, chẳng hạn như trái cây tươi, bạn nên rửa sạch chúng với nước sạch nhiều lần. Kể cả với các loại thịt hay rau củ, bạn nên loại bỏ bất kỳ phần nào bị hỏng, hay có vết bầm tím.
Nếu không tuân theo bước này, việc dùng rau củ quả, thực phẩm bị nhiễm độc, ôi thiu có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm ngay sau khi ăn.
Giữ bàn tay sạch sẽ
Bàn tay của chúng ta phải luôn sạch sẽ, đặc biệt là khi nấu nướng, phục vụ hoặc ăn thức ăn. Theo FoodSafety.gov, rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm là điều rất quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như salmonella và E. coli gây ra.
Ở một số món ăn đặc biệt, nhiều người có thói quen dùng tay không, đây là lý do tại sao việc rửa tay trước khi ăn là rất quan trọng để tránh vi trùng tiếp xúc với thực phẩm.
Nói tóm lại, bạn luôn rửa tay:
Trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sống như thịt, cá.
Sau khi xì mũi, hắt hơi và ho.
Sau khi chạm vào động vật, thú cưng.
Sau khi đi vệ sinh
Sau khi chạm vào bất cứ thứ gì có thể bị ô nhiễm.
Ăn đồ ăn nấu tại nhà
Thông thường, khi ăn thức ăn đường phố hoặc đồ ăn mua từ bên ngoài, chúng ta dễ bị nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo vệ sinh. Đó là lý do tại sao chúng ta nên nấu ăn ở nhà, vì ở nhà, chúng ta luôn chủ động duy trì mức an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn.
Nấu chín kỹ thực phẩm
Bạn nên nấu chín kỹ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng. Nấu chín hoàn toàn những thực phẩm này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng có hại. Ngoài ra, bạn nên ăn thực phẩm ngay sau khi nấu chín để vi trùng có hại không có thời gian phát triển.
Hãy cẩn thận với thực phẩm sống
Khi chế biến thịt sống và thịt gia cầm, hãy tránh xa chúng với thực phẩm đã nấu chín, trái cây và rau quả tươi ăn sống. Bạn cũng nên sử dụng thớt riêng cho các loại thịt và các loại thực phẩm ăn sống. Ngoài ra, bạn cần phải rửa thớt và mặt bàn thường xuyên, đặc biệt là sau khi chúng tiếp xúc với thịt, gia cầm hoặc cá sống.
Luôn kiểm tra ngày hết hạn
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy mẹo mua sắm cực hay đó là kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Thực phẩm đóng gói có thời hạn sử dụng hạn chế, vì vậy điều quan trọng là phải luôn kiểm tra khi nào chúng sắp hết hạn. Thói quen ăn thực phẩm quá hạn sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, hãy tránh bất kỳ thực phẩm đóng gói nào bị nhàu nát hoặc rách màng bọc, đồng thời không mua thực phẩm đựng trong hộp đã bị móp hoặc phồng lên, vì đây có thể là dấu hiệu của sự ô nhiễm vi khuẩn bên trong, ăn vào có thể gây tử vong.
Bảo quản thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh
Thức ăn đã nấu chín sẽ bị hỏng nếu để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Vì vậy, việc bảo quản thực phẩm và rau củ đã nấu chín trong tủ lạnh là điều rất quan trọng.