8 mẹo loại bỏ mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi hay hành tây
Hành tây và tỏi là những nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, nhưng chúng lại gây hôi miệng. Vậy có cách nào làm giảm tình trạng hôi miệng sau khi ăn 2 thực phẩm này hay không?
7 tác dụng tuyệt vời của dầu cá đối với sức khỏe
TP Hồ Chí Minh giám sát người về từ vùng có dịch virus Nipah
4 tác hại của mặt nạ sữa tươi khoai tây bạn nên biết
Tại sao hành tây, tỏi làm cho hơi thở của bạn có mùi?
Ảnh mịnh họa. Nguồn ảnh: Internet
Hành tây và tỏi là thành viên của họ gia đình “allium” – còn gọi là chi hành trong phân loại các chi thực vật. Tỏi và hành tây có khá nhiều đặc điểm giống nhau về thành phần, đặc biệt là chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh tương tự nhau. Các hợp chất lưu huỳnh mang lại cho thực phẩm hương vị đặc biệt. Ngoài ra, chúng cũng tiết ra các chất đặc biệt khi được cắt hoặc nghiền.
Trong đường tiêu hóa, vi khuẩn tồn tại và phát triển. Khi chúng ta ăn tỏi và hành tây, các chất trong 2 loại thực phẩm này trộn lẫn với vi khuẩn tạo ra mùi nhất định. Đây chính là mùi dẫn đến vấn đề hơi thở khó chịu mà nhiều người gặp phải.
Tỏi và hành tây có thể tiếp tục gây hôi miệng trong nhiều giờ sau khi ăn. Là một phần của quá trình tiêu hóa, các sản phẩm phụ của chúng được hấp thụ vào máu và mang đến phổi, làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Tuy nhiên, hơi thở có mùi không phải là lý do để tránh ăn tỏi và hành tây. Những lợi ích sức khỏe của 2 loại thực phẩm này mang lại là đáng giá hơn nhiều việc gây ra hôi miệng, và dĩ nhiên – hôi miệng do ăn chúng hoàn toàn có thể loại bỏ được.
8 mẹo giúp loại bỏ hơi thở có mùi sau khi ăn hành tây, tỏi
Ăn táo, rau bina hoặc bạc hà
Nếu bạn đang có một bữa ăn đặc biệt nhiều tỏi, hãy ăn táo để tráng miệng hoặc nhai lá bạc hà tươi.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần hóa học của táo, rau bina và bạc hà sống hoặc đun nóng giúp khử mùi hơi thở có mùi tỏi. Trà xanh nóng và nước chanh cũng có thể hữu ích.
Uống trà xanh
Uống một tách trà xanh nóng sau bữa ăn để tạm thời giảm mùi hôi cho đến khi bạn có thể vào phòng tắm đánh răng.
Trong một nghiên cứu năm 2014, 15 người tham gia đã sử dụng nước súc miệng catechin trà xanh và nhận thấy nó có thể so sánh với nước súc miệng sát trùng về hiệu quả chống mảng bám. Theo một đánh giá khác của các nghiên cứu, trà xanh có thể làm giảm mùi hôi miệng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Súc miệng bằng dầu
Bạn có thể thử với các loại dầu hữu cơ hoặc dầu đã qua tinh luyện như dầu dừa, dầu mè, dầu hướng dương hoặc dầu olive. Bạn súc miệng với dầu và để lưu lại trong miệng khoảng 15 phút (không được nuốt), sau đó súc miệng lại với nước ấm hoặc nước muỗi pha loãng và đánh răng để làm sạch miệng hiệu quả.
Đánh răng
Một phần quan trọng giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng là bạn cần đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, làm sạch lưỡi để loại bỏ tất cả các mảnh vụn thức ăn và mảng bám gây mùi.
Đinh hương
Đinh hương có vị cay, mùi thơm mạnh, có thể giúp chống hôi miệng bằng cách ngậm hoặc nhai nụ đinh hương.
Sữa
Sữa nguyên chất cũng có tác dụng chống lại hơi thở mùi tỏi, hành. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống sữa chua không đường mỗi ngày giúp ngăn chặn sự sản sinh của vi khuẩn có hại trong miệng gây hôi miệng.
Nước chanh
Chanh chứa acid hữu cơ và vitamin C nên có khả năng giảm mùi hôi miệng. Bạn có thể uống một cốc nước chanh hoặc nhai ít vỏ chanh sau bữa ăn để mang lại hiệu quả khử mùi.
Sử dụng giấm táo pha loãng
Giấm táo có chứa pectin, hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi. Uống 1 đến 2 thìa canh giấm táo hòa trong một cốc nước trước khi ăn tỏi hoặc hành tây có thể giúp loại bỏ các sản phẩm phụ của chúng nhanh hơn. Giấm táo pha loãng cũng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Bạn cũng có thể uống chúng ở mức rất loãng sau bữa ăn, hoặc súc miệng trong 10-15 giây sau khi ăn như một loại nước súc miệng bình thường.