9 thói quen đang "hủy hoại" đôi chân của bạn mỗi ngày
Thường xuyên đi giày mũi nhọn, không kiểm soát cân nặng, cắt gọt chai chân hằng ngày... là những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến đôi chân.
5 cách sử dụng nha đam để chữa cháy nắng hiệu quả
Mụn cám vùng cánh mũi hết sạch nhờ tuân thủ bộ bí kíp sau
Cách làm mặt nạ giúp đánh tan quầng thâm mắt cho hội "cú đêm"
Đi giày mũi nhọn quá nhiều
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Giày mũi nhọn là loại giày có kiểu dáng hẹp và nhỏ dần về phía mũi, hướng các ngon chân. Kiểu giày này tạo cho cảm giác đôi chân nhỏ và dài hơn, cũng mang đến cảm giác thời trang hơn. Cả nam giới và nữ giới đều sẽ có thói quen mang giày mũi nhọn, với nam giới là các loại giày da, giày tây còn với nữ giới là giày cao gót. Thời trang là thế, nhưng thói quen mang giày mũi nhọn liên tục nhiều giờ mỗi ngày sẽ cực kỳ nguy hại đến xương khớp, đặc biệt là vùng bàn chân.
Cụ thể, khi mang giày mũi nhọn, các cơ của cột sống, bắp chân cũng như gân gót chân sẽ bị căng giãn quá mức, dẫn đến gây đau phần lưng, bắp chân hay phần trên của gót chân. Theo thời gian sẽ không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân, khiến ta dễ bị chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.
Hơn nữa, đi giày mũi nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau gây vẹo ngón cái ra ngoài, lâu ngày gây biến dạng ngón cái và các ngón khác. Ngoài ra, việc ép các ngón chân ở mũi giày gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh - gây đau hay phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân
Không kiểm soát được cân nặng
Chắc chắn sẽ có nhiều người nghĩ, cân nặng thì liên quan gì đến đôi chân. Thực tế thì không chỉ có liên quan, cân nặng còn được xem là một trong những yếu tố “then chốt”, giúp đánh giá xem xương chân của mọi người có khỏe hay không.
Cụ thể, tình trạng thừa cân sẽ gây áp lực quá mức đến các khớp, đặc biệt là vị trí đầu gối, xương ống chân, xương bàn chân và từ đó gây ra các bệnh về xương khớp
Nguyên nhân chủ yếu khiến việc kiểm soát cân nặng ở mọi người trở nên khó khăn bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường,... Ngoài ra, phái nữ cũng không chủ động bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi (như sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, cá,... ) trong các bữa ăn, điều này sẽ khiến các khung xương, khớp trong cơ thể dễ bị lão hóa, gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp sớm hoặc loãng xương.
Để giải quyết vấn đề này, mọi người nên thay đổi và xây dựng lại chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của mình, nhằm dễ dàng kiểm soát được cân nặng của bản thân. Bên cạnh đó là hãy tăng cường bổ sung các vitamin D và canxi giúp cho cơ, xương, và khớp của mình được chắc khỏe.
Thường xuyên cắt gọt chai chân
Hằng ngày, bàn chân phải tiếp xúc với rất nhiều bề mặt, như sàn nhà hay giày ta hay mang, cộng thêm gánh chịu một loại trọng lượng “không vừa” của cơ thể sẽ càng khiến bàn chân phải cọ xát với các bề mặt ấy với áp lực lớn và liên tục hơn. Theo thời gian sẽ làm tăng các vết chai ở chân, thậm chí là cả bệnh mắt cá chân.
Và một trong những thói quen xấu của nhiều người Việt đó là gọt các vết chai chân đó. Nhiều người nghĩ việc này sẽ khiến bàn chân trở nên mịn màng và thoải mái hơn, nhưng thực tế, việc làm này sẽ không chỉ gây ra sự mất cân bằng chỉnh thể của da (nơi bị gọt cắt), mà còn làm cho chai chân thêm dày và cứng hơn. Vì lớp da bị chai mất sẽ mọc lại và lại cần cắt gọt. Thường xuyên cắt gọt chai chân sẽ kích thích sừng hóa làm cho tốc độ chai chân trở lại nhanh hơn.
Đi giày sai kích thước
Đi giày quá chặt hoặc quá lỏng lẻo cũng gây tổn hại nghiêm trọng tới bàn chân và xương chân của bạn. Nặng nề hơn nó có thể làm bạn bị ngã dẫn tới gẫy xương.
Thường xuyên mang túi xách một bên
Nếu bạn thường xuyên mang cặp, túi xách ở một bên sẽ khiến thay đổi trọng lượng cơ thể về một phía. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chân bạn dễ bị tổn thương, bong gân cũng như những đau lưng, đau cổ.
Không để chân "thở"
Việc mang tất thường xuyên và đi giày liên tục khiến đôi chân của bạn dễ đổ mồ hôi, gây nên mùi, nhiễm trùng. Lời khuyên chính là khi trở về nhà, hãy cho đôi bàn chân được thông thoáng hoặc có thể sử dụng một số biện pháp như ngâm chân, bôi tinh dầu.
Mang một đôi giày nhiều ngày
Có thể đó là đôi giày bạn yêu thích và bạn thường xuyên mang nó đi hàng ngày. Thế nhưng, chính việc thường xuyên sử dụng giày thế này khiến bàn chân bị mỏi do liên tục một khu vực bàn chân sử dụng hỗ trợ đi lại. Bên cạnh đó, nguy cơ nấm mốc tương đối cao do mang một đôi giày thường xuyên
Thường xuyên mặc các loại trang phục bó sát chân
Đôi khi vì muốn tôn lên đôi chân thon dài của mình mà nhiều chị em rất chuộng mặc các loại váy, quần bó sát đôi chân. Thực tế thì thỉnh thoảng mặc cũng không sao, nhưng nếu mặc quá thường xuyên thì thói quen này sẽ trở thành một tác nhân gây ảnh hưởng đến đôi chân của các chị em.
Cụ thể, mặc váy hoặc quần bó sát thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho mạch máu nhỏ vùng bàn chân; cản trở dòng máu về tim, dần dần gây suy giãn van tĩnh mạch. Các mạch máu bị chèn ép do quần quá ôm làm giảm lượng máu nuôi cơ, khiến chân có cảm giác tê bì, chuột rút, đau chân dai dẳng.
Thói quen vắt chéo chân
Vắt chéo chân được xem là tư thế ngồi phổ biến của nhiều người, nhưng phổ biến nhất là với các chị em phụ nữ vì nó lịch sự và kín đáo. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng không thể bác bỏ được tác hại của nó đối với hệ xương khớp. Cụ thể, khi ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát vào các phần xương khác ở chân, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối sẵn, ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm.
Tư thế ngồi vắt chéo chân này còn khiến máu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân cùng toàn chân bị phù nề, cũng như làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu, suy giãn tĩnh mạch, sưng đau ở chân.