Ăn không đúng cách gây đầy bụng?
Ăn uống liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa nên bạn cần chú ý ăn sao cho đúng.
Covid-19 ngày 06/02/2023: Ghi nhận thêm 11 ca mắc mới
Covid-19 sáng 06/2/2023: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 10.614.586, đã tiêm hơn 266.1 triệu liều vaccine
Tại sao mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh?
Chứng đầy bụng khó tiêu là một trong các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân có thể xuất hiện trong chính những thói quen ăn uống hằng ngày của chúng ta
Ăn quá no
Ăn quá no là nguyên nhân phổ biến gây đầy bụng. Nguồn ảnh: Internet
Ăn quá no là nguyên nhân phổ biến gây đầy bụng. Ăn quá no khiến dạ dày căng, nhu động ruột chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hết. Ăn từng bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa đủ sẽ tránh được cảm giác khó chịu này.
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh làm tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn. Bạn ăn nhanh thường hít nhiều không khí hơn bình thường. Cách khắc phục đơn giản là ăn chậm nhai kỹ. Các tín hiệu cảm giác no có thể mất 20 phút để đến não và làm dịu cơn thèm ăn. Ăn chậm giúp ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.
Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu
Đậu lăng là thực phẩm lành mạnh có chứa đường khó tiêu oligosaccharides, cần phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột. Trái cây và rau quả như bắp cải, súp lơ, cà rốt, mận khô và mơ... chứa đường và tinh bột dễ gây đầy bụng. Chất ngọt như sorbitol, chất làm ngọt nhân tạo và fructose, một loại đường được thêm vào nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều người khó tiêu hóa, cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
Nhai không kỹ
Tiến sĩ Harnik giải thích: “Ăn quá nhanh có thể dẫn đến cảm giác no khó chịu do không cho dạ dày đủ thời gian để giãn nở. Ông nói, bạn cũng có thể nuốt nhiều không khí khi ăn nhanh, điều này làm tăng thêm cảm giác đầy hơi và ợ hơi. Nhai kỹ từng ngụm, đặt nĩa xuống giữa các miếng cắn và nuốt. Bạn cũng sẽ thưởng thức bữa ăn của mình nhiều hơn bằng cách dành thời gian để thưởng thức nó.