Bậc thầy ghép giác mạc thế giới trở lại Việt Nam, mang đến cơ hội sáng mắt cho nhiều bệnh nhân
Giáo sư – Bác sĩ Donald Tan, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giác mạc Thế giới, từ Singapore đang trực tiếp thăm khám và phẫu thuật ghép giác mạc cho bệnh nhân tại khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện FV từ 25/05 đến 29/05/2022.
Quỹ nâng bước tuổi thơ mời "phù thủy của những đôi tay" phẫu thuật miễn phí cho 12 trẻ em bị bị tật bàn tay
Bệnh viện FV chính thức sở hữu hệ thống phòng khám ACC
Bệnh viện FV: Trung tâm Hy Vọng sẽ là trung tâm điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam
Vỡ òa hạnh phúc vì cứu được thị lực sau thời gian dài chờ đợi
Nguồn giác mạc trong các ca phẫu thuật lần này của bác sĩ Donald Tan tại FV được nhập khẩu từ ngân hàng giác mạc ở Mỹ, nơi bảo quản giác mạc được hiến tặng tốt nhất thế giới. Việc được chuyên gia ghép giác mạc hàng đầu thế giới về Việt Nam phẫu thuật trực tiếp bằng nguồn giác mạc chất lượng sẵn có sẽ giúp các bệnh nhân tìm được ánh sáng cho đôi mắt với chi phí hợp lí và tiết kiệm hơn so với việc phải chi tiền tỉ ra nước ngoài điều trị, đồng thời không cần chờ đợi nguồn giác mạc hiến tặng, vốn rất hiếm ở Việt Nam.
Giáo sư – bác sĩ Donald Tan (bên phải) đang thực hiện ghép giác mạc cho bệnh nhân tại Bệnh viện FV
Trong chuyến công tác tại Việt Nam lần này, Giáo sư – Bác sĩ Donald Tan sẽ thăm khám cho gần 100 trường hợp có bệnh lý về giác mạc như viêm loét giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, giác mạc chóp hoặc sẹo giác mạc do tổn thương, thậm chí gây mất thị lực hoàn toàn. Nhưng vì số lượng giác mạc có hạn nên trong đợt này, bác sĩ Donald Tan chỉ thực hiện ghép giác mạc cho 7 ca cần ưu tiên ghép giác mạc khẩn cấp tại Bệnh viện FV. Số bệnh nhân cần ghép giác mạc khác sẽ được sắp xếp vào những chuyến thăm khám sắp tới của bác sĩ Donald Tan tại Bệnh viện FV.
Nhiều bệnh nhân và người thân đã vỡ òa, rơi nước mắt vì đã được phẫu thuật giác mạc thành công, khôi phục thị lực sau suốt một thời gian dài chờ đợi vì bác sĩ Donald Tan không thể sang Việt Nam do Covid-19.
Em Đ.H.T. (14 tuổi, quê Đắk Lắk) là một trong những bệnh nhân được bác sĩ Donald Tan phẫu thuật ghép giác mạc bên mắt phải và đã có thể khôi phục thị lực chỉ 1 ngày sau mổ. Chị H., mẹ của T. vui đến rơi nước mắt khi sau bao ngày tháng chờ đợi, cuối cùng cũng đã có thể nhìn thấy con sáng mắt trở lại. Chị H. cho biết, cuối năm 2021, con chị bị mờ mắt bên phải nghiêm trọng, sinh hoạt thường ngày và việc học tập bị ảnh hưởng. Và nếu để tình trạng này kéo dài, mắt phải của em T. có thể bị mất thị lực hoàn toàn. Chị H. lập tức đưa con trai đi khám và biết thông tin Bệnh viện FV sẽ có Giáo sư – bác sĩ Donald Tan về mổ trực tiếp. Và hôm nay, chị đã vỡ òa hạnh phúc khi em T. được phẫu thuật thành công, khôi phục thị lực. “Tôi biết ơn ông Donald Tan và cả người đã hiến tặng giác mạc để con tôi được phẫu thuật dù tôi không biết họ là ai. Con tôi đã có thể nhìn thấy rõ trở lại sau 1 ngày phẫu thuật”, chị H. chia sẻ.
Giáo sư – bác sĩ Donald Tan tại Bệnh viện FV
Tương tự là chị Đ.T.H (quê Lâm Đồng), mẹ của bệnh nhân Q.H (24 tuổi) được bác sĩ Donald Tan mổ giác mạc hình chóp, đã vô cùng vui sướng khi con trai mình có cơ hội sáng mắt trở lại. Chị H. cho biết, con trai chị bị cận từ nhỏ, sau đó độ cận cứ tăng dần, cho đến khi 22 tuổi, mắt trái của con chị bị mờ nặng. Chị Đ.T.H đưa con trai đi nhiều nơi để thăm khám, cuối cùng biết được vào tháng 5.2022, bệnh viện FV mời được bác sĩ Donald Tan từ Singapore đến mổ giác mạc trực tiếp. Chị H. đăng ký thăm khám và được chỉ định mổ ngay dịp này. “Tôi rất mừng khi được chuyên gia giỏi sang đây để cứu lấy mắt trái của con trai tôi, để con có thể sinh hoạt và làm việc bình thường trở lại. Trước đó, con tôi đã phải nghỉ việc đầu bếp vì bị ảnh hưởng từ bên mắt bị mờ”, chị H. phấn khởi nói. Chị H. nhắn nhủ: “Nếu gia đình phát hiện con mình xuất hiện vấn đề về mắt thì nên thường xuyên thăm khám kiểm tra kỹ, chứ đừng chỉ cho con đi đo mắt và thay kính tăng độ cho con. Vì có những bệnh lý tiềm ẩn về giác mạc rất nguy hiểm mà chúng ta không biết được. Thăm khám chẩn đoán sớm sẽ có nhiều cơ hội điều trị thành công hơn”.
Tạo điều kiện để bệnh nhân Việt Nam được tiếp cận các kỹ thuật điều trị tiên tiến với chi phí tiết kiệm
Sau vài ngày thăm khám và phẫu thuật cho các bệnh nhân của FV, Giáo sư – Bác sĩ Donald Tan chia sẻ: “Lần này có một số ca rất khó do để tình trạng kéo dài, phần lớn là do ảnh hưởng của giãn cách trong đại dịch. Nhưng tôi cũng cố gắng hết sức để cứu thị lực cho càng nhiều bệnh nhân càng tốt trong mỗi chuyến công tác của mình. Tôi hạnh phúc vì giúp họ sáng mắt trở lại sau một thời gian dài chờ đợi”.
Nói về giải pháp cho thực trạng nguồn giác mạc khan hiếm trong khi nhu cầu ghép giác mạc tại Việt Nam rất lớn, bác sĩ Donald Tan cho biết, lượng giác mạc hiến tặng trên thế giới hiện không thiếu nhưng lại đang thiếu chất bảo quản giác mạc để vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu đưa thêm các kỹ thuật mới về Việt Nam để có thể điều trị một số các bệnh lý về giác mạc mà không cần phải phụ thuộc vào nguồn giác mạc thay thế.
Bác sĩ Donald Tan sẽ thường xuyên trở lại Việt Nam trong thời gian tới
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ – Bệnh viện FV chia sẻ: “Ở Việt Nam nguồn giác mạc hiến tặng rất hiếm và cũng hiếm bác sĩ nào thực hiện ghép giác mạc, trong khi nhu cầu thực tế lại rất lớn, nên không ít bệnh nhân phải sang Singapore hay Mỹ để điều trị với chi phí có khi lên đến tiền tỉ. Việc các chuyên gia hàng đầu quốc tế sang Việt Nam để phẫu thuật thì sẽ giúp cho người bệnh không cần phải ra nước ngoài điều trị, giảm gánh nặng tài chính và công sức đi lại…”. Ngoài ra, theo bác sĩ Mai, nhờ những chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả giữa FV và các chuyên gia hàng đầu như bác sĩ Donald Tan, các bác sĩ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cọ xát học hỏi để có thể sẵn sàng thực hiện các kỹ thuật cao về giác mạc ngay tại Việt Nam, giúp người dân an tâm điều trị trong nước và không cần xuất ngoại tốn kém.
Bác sĩ Mai nhấn mạnh, lý do FV là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Giáo sư – Bác sĩ Donald Tan tin tưởng lựa chọn để thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc từ năm 2016 là vì FV đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn bệnh nhân bao gồm các tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình quản lý phòng mổ, quy trình chăm sóc hậu phẫu, giúp đảm bảo chất lượng cho các ca phẫu thuật ghép giác mạc, bệnh nhân hồi phục thị lực hiệu quả, và đặc biệt là ekip phòng mổ được đào tạo bài bản. Mới đây, FV đã lần thứ 3 liên tiếp đạt chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI với số điểm gần như tuyệt đối và được đoàn chuyên gia của JCI đánh giá rất cao.
“Việc mời chuyên gia hàng đầu về FV điều trị thành công cho bệnh nhân cũng là một trong những cam kết quan trọng của chúng tôi trong sứ mệnh khẳng định uy tín bằng chất lượng chuyên môn. Thay vì phải để bệnh nhân lặn lội ra nước ngoài điều trị, chúng tôi nỗ lực hết mình để mời các chuyên gia hàng đầu thế giới đến FV nhằm phục vụ bệnh nhân ngay tại chỗ, với mong muốn bệnh nhân được điều trị với công sức và chi phí ít tốn kém nhất và đặc biệt là sớm cải thiện chất lượng cuộc sống”, bác sĩ Jean-Marcel Guillon - Tổng giám đốc Bệnh viện FV chia sẻ.
Với hơn 25 năm đóng góp cho sự nghiệp điều trị, nghiên cứu và đào tạo, phẫu thuật và cấy ghép trong lĩnh vực này, Giáo sư – bác sĩ Donald Tan được xếp vào top 20 trong 100 bác sĩ phẫu thuật mắt giỏi nhất thế giới và là người đứng thứ ba trong danh sách 100 người có đóng góp ảnh hưởng nhất thế giới đến ngành nhãn khoa hiện đại do tạp chí The Ophthalmologist on Power List của Anh bình chọn. Bác sĩ Donald Tan áp dụng các kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm bậc thầy như cấy ghép tế bào gốc điều trị các bệnh trên bề mặt của mắt; phương pháp “Cấy răng trong mắt” (Tooth-in-eye) giúp tái tạo thị lực cho người bị tổn thương giác mạc quá nặng; tái tạo bề mặt giác mạc; ghép giác mạc nhân tạo; ghép nội mô giác mạc. Riêng phương pháp Ghép giác mạc từng phần (chỉ thay thế những lớp giác mạc bị tổn thương và giữ lại những lớp bình thường) giúp giảm thiểu biến chứng, cho kết quả thị lực tốt hơn so với ghép thông thường phải thay toàn bộ giác mạc với cơ hội ghép thành công lên đến 98% và giảm tỉ lệ đào thải xuống còn 1% (trong khi ghép giác mạc toàn phần như trước đây có tỉ lệ đào thải đến 10-15%, nguy cơ biến chứng cao). |