Bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím

(Tieudung.vn) - Tia cực tím là một trong những nguyên nhân khiến làn da bị lão hóa, có thể dẫn đến ung thư da nên bạn hãy chú ý nhé.

Bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím

Bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím
Tia cực tím là một trong những nguyên nhân khiến làn da bị lão hóa, có thể dẫn đến ung thư da nên bạn hãy chú ý nhé.

Tia cực tím (UV) làm lão hóa da sớm, dễ gây ung thư da

Bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím

dễ khiến làn da bị tổn thương. Nguồn ảnh: SHUTTERSTOCK

BS.Hoàng Văn Tâm - giảng viên khoa da liễu Đại học Y Hà Nội cho biết, tiếp xúc với tia cực tím, hậu quả dễ nhận thấy nhất là gây lão hóa da nhanh và ung thư da sớm.  Các nghiên cứu cho thấy thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên 1 giờ mỗi ngày sẽ gây lão hóa sớm. Theo thời gian, da có thể bị nhăn nheo và nhất là hình thành các vết nám, tàn nhang, đốm nâu và các bệnh lý tăng sắc tố da khác.

Ngoài ra, tia cực tím còn là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư da trong dài hạn. Ung thư da tế bào đáy và tế bào gai là hai loại ung thư da phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện ở các vùng phơi bày ra ánh sáng như đầu và cổ. Các tình trạng này đòi hỏi cần được tầm soát và phát hiện sớm để tránh các di chứng nặng hơn.

Trường hợp nhẹ hơn là  gây bỏng da, thâm da, ngứa ngáy khó chịu. Các ảnh hưởng mãn tính như xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, nám, xuất hiện nhiều nếp nhăn, thậm chí có thể gây ung thư da hắc tố hoặc không hắc tố.

Theo PGS.TS Phạm Văn Nho, chống nắng nghĩa là chống lại sạm da, lão hóa da và ung thư da. Muốn chống nắng phải sử dụng biện pháp tổng thể, kết hợp với việc đội mũ nón rộng vành, hạn chế ra nắng vào những thời điểm nắng gắt…

Tia tử ngoại là nguyên nhân làm gia tăng mật độ sắc tố melanin gây thâm da. Kem chống nắng ngăn tia tử ngoại tức là loại trừ nguyên nhân làm thâm da đồng thời loại bỏ luôn tác nhân gây lão hóa ung thư. Tuy vậy, người dân không nên quá lo lắng, chỉ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đơn giản, bạn hoàn toàn an tâm khi ra đường.

Lời khuyên bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Hạn chế phơi nắng trong khoảng từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều vì đây là khoảng thời gian cường độ nắng mạnh nhất. Thực hiện theo quy tắc đổ bóng: nếu chiều dài bóng ngắn hơn chiều cao khi ngoài trời nắng thì nên tìm khu vực râm mát, có mái che;

Luôn luôn giữ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dưới bóng râm hoặc được bảo vệ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời;

Chú ý đến chỉ số UV: Cho thấy mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với tia cực tím vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào trong ngày. Chỉ số UV thường được trung tâm thời tiết đo được và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời;

Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da;

Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt;

Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh;

Bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím;

Nhận biết phụ của một số thuốc khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Các thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc trị tăng huyết áp và một số loại thuốc hóa trị.

Tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Ngoài ra, không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng ánh sáng cường độ cao.

Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính.
Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.