Bảo vệ họng khi thời tiết giao mùa hè-thu
Thời tiết giao mùa bạn cần chú ý chăm sóc vùng họng nếu không sẽ rất dễ bị đau rát họng hoặc các bệnh đường hô hấp.
Covid-19 sáng 19/8/2022: Lũy kế số ca khỏi bệnh là 10.049.215, đã tiêm hơn 252.7 triệu liều vaccine
Covid-19 ngày 18/8/2022: Cả nước ghi nhận 3.295 ca nhiễm mới
Thường xuyên ăn bí ngòi tốt cho sức khỏe tim mạch
Tại sao thời điểm giao mùa hè - thu dễ gây đau họng
Bạn cần chú ý bảo vệ họng khi thời tiết giao mùa. Nguồn ảnh: Internet
Đau họng là cảm giác đau, khô hoặc ngứa trong cổ họng. Hầu hết đau họng là do nhiễm trùng, hoặc do các yếu tố môi trường như không khí khô, khói bụi... Mặc dù đau họng có thể gây khó chịu nhưng thường sẽ tự khỏi.
Khi thời tiết thay đổi, cơ thể con người không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Mà trong thời điểm chuyển mùa hè - thu, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp để các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì vậy, con người dễ mắc bệnh trong thời gian này, phổ biến là cảm cúm, viêm họng, dị ứng… Các bệnh này thường có các triệu chứng là đau họng.
Bảo vệ họng khi giao mùa hiệu quả
Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên, hàng ngày
Khu vực răng mũi họng có thể tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và thực phẩm. Do đó, cần vệ sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy.
Có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,… ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Tắm bằng nước ấm
Người bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.
Giữ ấm cơ thể
Gió lạnh là nguyên nhân khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm họng cấp cũng cao hơn. Vì thế, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.
Sử dụng nước muối loãng
Từ lâu, dân gian đã sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng họng, miệng. Chính vì vậy, để có một vòm họng khoẻ mạnh, hãy tập thói quen súc miệng và súc họng bằng nước muối ấm vào mỗi tối, trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Nước muối loãng giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổ họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng nghệ
Ngoài công dụng giúp tái tạo tế bào, nghệ còn có đặc tính chống dị ứng và bảo vệ cổ họng khỏi những nguồn bệnh gây dị ứng. Hãy uống nửa tách nước nóng pha thêm chút muối và 1 nhúm bột nghệ vào mỗi tối. Sử dụng liên tục trong những ngày giao mùa sẽ giúp cổ họng tránh được những nguy cơ viêm nhiễm.