Bé gái 6 tuổi bị que kim loại ''xuyên'' qua màng nhĩ trong lúc lấy ráy tai
Ngày 12/7, bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, vừa tiếp nhận một bệnh nhi N.T.N.Đ (6 tuổi) bị dị vật xuyên ống tai gây tổn thương tai giữa.
Những lợi ích của bơi lội khi mang thai rất ít người biết
Bù nước cho trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy?
Lỗi sai khi ăn sầu riêng nhiều người mắc phải
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trước nhập viện, bé Đ. dùng que lấy ráy tai bằng kim loại cho vào tai và vô tình va trúng người thân. Hậu quả, chiếc que xuyên thẳng vào tai không lấy ra được.
Que rái tai bằng kim loại xuyên qua màng nhĩ bé gái. (Nguồn ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Ngay sau đó, gia đình đã nhanh chóng đưa bé Đ. đến khám và lấy dị vật tại bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, trường hợp ngoài khả năng chuyên môn nên bệnh nhi đã được tiếp tục chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ.
Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ Tai mũi họng – Khoa Ba chuyên khoa đã tiến hành thăm khám. Nhận định, đây là trường hợp dị vật tai nguy hiểm nên chỉ định chụp cắt lớp vi tính để đánh giá. Kết quả cho thấy, dị vật xuyên thẳng từ ống tai ngoài qua màng nhĩ và dừng lại ở tai giữa, không tổn thương đến tai trong.
Sau đó, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành gây mê nội khí quản để lấy dị vật ra khỏi tai bé Đ. Quá trình thực hiện, ê kíp đã phát hiện và lấy ra dị vật kim loại là chiếc que lấy ráy tai dài 5cm làm rách da ống tai, xuyên thẳng qua phần màng chùng gây khối máu tụ.
Hiện, bệnh nhi được tiếp tục theo dõi đến khi lành thương và đánh giá lại bằng các thăm dò chức năng tai. Từ đó mới tiên lượng được về vấn đề tổn thương xương con hay chấn thương có ảnh hưởng đến sức nghe hay không và sẽ hướng xử trí tiếp theo.
Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần tránh cho trẻ dùng vật sắt nhọn, cứng, vừa cho vào tai vừa đùa giỡn. Trong trường hợp bị dị vật xuyên ống tai như trên, cha mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng. Không nên can thiệp khi chưa xác định được đầu trong dị vật, hướng tổn thương của dị vật có ảnh hưởng đến tai trong hay không.