Bị ho cần kiêng tôm, thịt gà: Đúng hay sai? 

(Tieudung.vn) - Nhiều người có quan niệm rằng khi bị ho cần kiêng tôm, thịt gà,… điều đó đúng hay sai?

Bị ho cần kiêng tôm, thịt gà: Đúng hay sai? 

Bị ho cần kiêng tôm, thịt gà: Đúng hay sai? 
Nhiều người có quan niệm rằng khi bị ho cần kiêng tôm, thịt gà,… điều đó đúng hay sai?

Bị ho kiêng tôm, thịt gà đúng hay sai? 

Bị ho cần kiêng tôm, thịt gà: Đúng hay sai? 

Rất nhiều người thắc mắc khi bị ho có nên kiêng tô, thịt gà. Nguồn ảnh: Internet

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc An Việt ho là phản ứng tốt của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hướng đến sức khỏe.

Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm gây ra ho.

Khi bị ho, có thể là ho có đờm và ho không có đờm. Ho không đờm hay bị ở những người bị cảm cúm. Nếu ho kéo dài 1 tuần tới 10 ngày là ho cấp tính còn ho kéo dài trên 2 tuần là ho mãn tính.

Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Rất nhiều người quan niệm rằng khi bị ho không được ăn tôm, cua, thịt gà, rau cần, rau cải xoong, những loại này sẽ khiến tình trạng bị ho nặng lên.

Theo PGS An các quan niệm, kiến thức dân gian lưu truyền là có cơ sở. Người bệnh đang ho mà ăn cua, tôm, thịt gà, rau cần làm kích ứng thêm niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.

Ngoài các thực phẩm trên, khi bị ho người bệnh cũng cần kiêng đồ lạnh. Vì đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho. Hạn chế đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.

Khi điều trị cho các bệnh nhân bị ho kích ứng bác sĩ vẫn dặn bệnh nhân hạn chế ăn cua, tôm, các chế phẩm từ lạc, rau cần. Tuy nhiên, thực phẩm kỵ trong điều trị ho cũng chỉ kiêng tương đối, nếu vẫn ăn tôm cần bỏ vỏ. Khi điều trị ho, người bệnh chủ yếu là làm sao giảm ho bằng cách đảm bảo giữ ấm được cơ thể.

Chế độ ăn khi bị ho

Bị ho cần kiêng tôm, thịt gà: Đúng hay sai? 

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV

Cách chế biến thực phẩm rất quan trọng. Cần đặc biệt chú ý tới cách chế biến thực phẩm cho người bệnh. Khuyến khích người đang bị ho nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, lỏng, tránh gây ngứa, gây kích ứng dẫn tới tình trạng ho, nhất là đối với trẻ em. Đối với người bị ho, ăn tôm nên bóc vỏ, thịt gà có thể nấu súp, cháo,... Ngoài ra, nên lưu ý một số điều sau để tình trạng ho không trở nặng thêm.

Hải sản có phần vỏ cứng cần bóc trước khi ăn: Cua, sò, ốc, tôm.

Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng chứa 23 loại glycoprotein khác nhau, các chất này thường là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn.

Ngũ cốc, hạt quả, bột đậu phộng, bột mì, đậu nành đều là các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Bột ngọt: Bột ngọt có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nặng hơn.

Phụ gia thực phẩm và các chất bảo quản: Hai thành phần này có chứa nhiều trong nhiều loại thực phẩm nhất là nước giải khát.

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường, virus, vi khuẩn, các yếu tố thần kinh, nhiễm khuẩn,... cũng là nguyên nhân khiến cho cơn ho kéo dài và hen suyễn. đang giao mùa, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe.