Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn bạn cần chú ý

(Tieudung.vn) - Viêm tai giữa người lớn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn bạn cần chú ý

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn bạn cần chú ý
Viêm tai giữa người lớn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Người lớn cũng có thể mắc viêm tai giữa

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn bạn cần chú ý

Viêm tai giữa dễ gặp hơn ở những người tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất khiến niêm mạc hô hấp trở nên nhạy cảm. Nguồn ảnh: Internet

Cấu tạo tai chúng ta được chia thành 3 phần theo vị trí gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong, tuy nhiên viêm tai giữa lại phổ biến nhất do có liên quan trực tiếp đến các bệnh viêm đường hô hấp trên. Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm, tích tụ dịch mủ xảy ra ở trong tai giữa. Bệnh được chia thành hai dạng gồm viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính, thể cấp tính nếu không được điều trị tốt sẽ dần tiến triển thành mạn tính.

Viêm tai giữa ở người lớn thường ít nguy hiểm hơn so với trẻ nhỏ, vì thế mà ít người quan tâm và chủ động phòng ngừa, điều trị. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai, bệnh kéo dài và chuyển biến nặng cũng có thể gây biến chứng khi viêm sâu trong tai làm mất thính lực hoặc viêm lan đến các mô vùng não.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa, phổ biến như:

Biến chứng từ các bệnh lý đường hô hấp trên: Do có lối thông trực tiếp mà viêm tai giữa dễ biến chứng từ các bệnh như viêm mũi, viêm họng, u xơ vùng vòm mũi họng, VA phì đại, u nang bẩm sinh,... 

Nhiễm trùng đường hô hấp trên nặng, tình trạng dị ứng và rối loạn chức năng lông chuyển,...

Viêm tai giữa dễ gặp hơn ở những người tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất khiến niêm mạc hô hấp trở nên nhạy cảm.

Một số ít trường hợp viêm tai giữa do vệ sinh tai không tốt, sử dụng dụng cụ vệ sinh tai làm tổn thương niêm mạc tai trong và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công.

Nguyên nhân do thay đổi áp lực đột ngột như khi lặn sâu hoặc khi đi máy bay.

Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn khá dễ nhận biết, chỉ cần phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi mà không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở người lớn bạn cần chú ý

PGS.TS Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV

PGS.TS Hoài An cho hay, ù tai, nghe kém là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm tai giữa ứ dịch, không có các dấu hiệu khác về bệnh học tai. Do vậy, bệnh thường tiềm tàng và bị bỏ qua trong nhiều tháng, nhiều năm. Nếu ở trẻ em, sự giảm thính lực đại đa số gặp cả hai tai, thì ở người lớn thường gặp nhất là bị một bên mà bệnh nhân H là ví dụ điển hình. Bệnh nhân thường nghe rõ hơn khi nằm nghiêng sang bên tai lành; trong một số trường hợp có thể có chóng mặt.

Một biểu hiện của viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch là người bệnh sốt khá cao do viêm nhiễm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau đầu. Một số khác còn bị mất ngủ, là hệ quả của việc đau nhức được nhắc đến ở trên. Có đến 40% bệnh nhân cho biết họ bị mất ngủ khi viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch. Nó khiến cho họ không tập trung tinh thần làm bất kỳ công việc gì, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

Một số người lớn mắc viêm tai giữa có cảm giác đau tai rất rõ rệt. “Ban đầu, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, thỉnh thoảng mới đau tăng thêm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, sau đó lại đau kèm theo nhức nhối rất khó chịu và người bệnh chỉ muốn ngoáy tai liên tục. Hành động này không những không giúp ích mà ngược lại, còn làm ảnh hưởng đến tai trầm trọng hơn”, PGS.TS Hoài An nói.

Các chuyên gia về tai mũi họng cho biết, tất cả các trường hợp mắc viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch cần phải được phát hiện sớm, điều trị và theo dõi liên tục. Mục đích là giúp người bệnh phục hồi thính lực, ngăn chặn sự tiến triển đến bệnh lý mạn tính không hồi phục như: Viêm tai dính, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ hay xẹp nhĩ, viêm tai giữa mạn tính. Việc điều trị sớm và kịp thời cũng ngăn ngừa các viêm tai giữa cấp tái phát và biến chứng. Để đạt những mục đích này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Các thuốc được sử dụng điều trị nội khoa bao gồm kháng sinh, kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid; bơm hơi vòi nhĩ cải thiện thính lực. Bệnh nhân sẽ được dặn tái khám sau 1-2 tuần. Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải tiến hành nạo VA; cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái diễn; đặt ống thông khí là giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

PGS.TS Hoài An cũng khuyên mọi người khi có triệu chứng nghi ngờ cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.