Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn không đủ protein
Protein có vai trò quan trọng hàng đầu với sức khỏe, đồng thời chất dinh dưỡng này còn đảm nhận chức năng chính trong quá trình tăng trưởng, cũng như duy trì tế bào mô của cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu cơ thể thiếu protein mà bạn cần lưu ý?
Phân biệt bệnh viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng
Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai
7 lý do nên thay cà phê bằng trà vào buổi sáng
Thiếu Protein là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Thiếu protein là khi lượng ăn vào không thể đáp ứng được yêu cầu của cơ thể. Ước tính có khoảng một tỷ người trên toàn thế giới bị hấp thụ không đủ protein. Tình trạng thiếu protein khá nghiêm trọng và theo thống kê có tới 30% trẻ em nhận được quá ít protein từ chế độ ăn uống. Điều này bao gồm những người tuân theo chế độ ăn uống mất cân bằng, cũng như những người lớn tuổi nằm viện và bệnh nhân nhập viện. Khi cơ thể được cung cấp quá ít protein theo thời gian có thể gây ra những thay đổi trong thành phần cơ thể, chẳng hạn như teo cơ.
Dạng thiếu hụt protein nghiêm trọng nhất được gọi là kwashiorkor, thường xảy ra ở trẻ em ở các nước đang phát triển, nơi nạn đói và chế độ ăn uống mất cân bằng là phổ biến. Cơ thể thiếu protein có thể ảnh hưởng đến hầu hết các chức phận cơ thể và có thể nhận định Kwashiorkor là một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu protein.
Các dấu hiệu cơ thể thiếu protein
Thiếu protein có biểu hiện gì? Nếu thiếu protein ở mức độ nhẹ thì có thể thấy bắt đầu có những biểu hiện cảnh báo, nhưng nếu mức độ thiếu tăng lên thì sẽ đi kèm với một số triệu chứng điển hình của kwashiorkor.
Suy nhược, mất cơ và mệt mỏi
Thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi và mất cơ. Điều này là do khi cơ thể thiếu protein trong chế độ ăn, cơ thể sẽ đáp ứng được nhu cầu protein từ cơ xương. Theo thời gian, nó sẽ dẫn đến teo cơ, từ đó làm giảm sức mạnh và làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, gây suy nhược và mệt mỏi.
Chấn thương chậm hồi phục
Nếu gần đây bị chấn thương do tai nạn hoặc do thói quen tập luyện cường độ cao hoặc nếu vừa phẫu thuật và vẫn đang hồi phục thì mức protein trong cơ thể thấp có thể làm chậm quá trình chữa lành. Các tế bào mới có thể mất nhiều thời gian để xây dựng lại, khiến vết thương khó lành.
Gia tăng cơn đói
Nếu liên tục cảm thấy đói, thèm ăn hoặc thấy mình ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein. Protein là chất dinh dưỡng đa lượng có khả năng tạo cảm giác no cao, giúp no lâu hơn. Vì vậy, khi ăn ít protein hơn, rất có thể cơn đói sẽ đến nhanh.
Chức năng miễn dịch suy giảm
Thiếu protein cũng có thể khiến bị bệnh. Protein rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và mang lại cho nó sự tăng cường cần thiết để ngăn chặn virus và vi khuẩn. Hơn nữa, các tế bào miễn dịch được tạo thành từ các acid amin, về cơ bản là protein. Điều đó có nghĩa là hãy tăng cường lượng protein và chủ động phòng các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
Các vấn đề liên quan đến tóc, móng, da
Các dấu hiệu ban đầu khác của mức protein thấp trong cơ thể bao gồm móng tay yếu, dễ gãy, da khô và tóc mỏng. Điều này xảy ra bởi vì da, tóc và móng của chúng ta được tạo thành từ một số loại protein nhất định như elastin, collagen và keratin. Do đó, việc thiếu protein có thể ảnh hưởng đến tóc, da và móng.