Cách phòng ngừa sỏi thận tái phát một cách hiệu quả

(Tieudung.vn) - Sau khi điều trị sỏi mà không quan tâm, chú ý sức khỏe thì sỏi rất dễ xuất hiện trở lại. Để giúp hạn chế sự xuất hiện trở lại của sỏi thận bạn cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Cách phòng ngừa sỏi thận tái phát một cách hiệu quả

Cách phòng ngừa sỏi thận tái phát một cách hiệu quả
Sau khi điều trị sỏi mà không quan tâm, chú ý sức khỏe thì sỏi rất dễ xuất hiện trở lại. Để giúp hạn chế sự xuất hiện trở lại của sỏi thận bạn cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Bổ sung nước đầy đủ

Uống nước đầy đủ hàng ngày là một trong những cách phòng ngừa sỏi tái phát vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày người bệnh nên lưu ý uống khoảng 2.5 lít nước. Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Có thể thay đổi nước lọc bằng các loại nước như: sắn dây, nước đỗ đen, nước trái cây… để đào thải canxi một cách hiệu quả, lọc những viên sỏi nhỏ ra ngoài qua đường tiểu một cách dễ dàng.

Cách phòng ngừa sỏi thận tái phát một cách hiệu quả

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Bổ sung các giúp lợi tiểu

Theo đó, để hạn chế sỏi tái phát người bệnh nên chọn những thực phẩm hỗ trợ lợi tiểu: rau cải, củ cải đường, nước cam, chanh….Hỗ trợ loại bỏ hết các mảnh sỏi vụn, nhỏ… giảm nguy cơ các chất khoáng kết tinh tạo sỏi. 

Hạn chế đồ uống có gas và đồ uống chứa chất kích thích

Đồ uống có gas (coca, pepsi, soda…) và đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, café…) đều chứa hàm lượng axit cao nên sau khi uống những đồ uống này sẽ làm thay đổi nước tiểu từ tính kiềm sang tính axit, làm lắng đọng axit uric trong ống thận, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Vì vậy, cần hạn chế những đồ uống này để tránh sỏi hình thành trở lại.

Hạn chế ăn mặn

Chế độ ăn giàu natri có thể gây ra sỏi thận do làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Thật vậy, nồng độ canxi trong nước tiểu cao là nguyên nhân gây ra hầu hết các loại sỏi thận. Natri cũng có thể gây ra mức độ cao của axit amin cystine trong nước tiểu, dẫn đến sỏi cystine.

Nếu natri là nguyên nhân gây ra sỏi thận trước đây, hãy thử giảm lượng natri tiêu thụ hàng ngày xuống không quá 1.500 miligam (mg). Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi trở lại mà còn có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Cũng nên cân nhắc tránh thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế tần suất ăn ngoài để tránh muối.

Ngay cả khi chưa từng bị sỏi thận, các hướng dẫn hiện hành cho thấy hạn chế natri ở mức 2.300 mg mỗi ngày hoặc ít hơn.

Hạn chế chất đạm, protein từ động vật

Khi mắc sỏi thận, người bệnh nên giảm thiểu đồ ăn có chứa nhiều chất đạm, protein  như thịt lợn, bò, gà… Những thực phẩm này sau khi nạp quá nhiều vào trong cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng sỏi axit uric. 

Ăn nhiều rau tươi

Chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hóa nhanh, hạn chế ứ đọng trong ruột, hạn chế sự tái hấp thụ chất oxalate từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Và chất kiềm được tạo ra bởi rau tươi sẽ nâng cao sự bài tiết chất citrate chống lại sỏi thận.

Hạn chế các thực phẩm giàu canxi

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thụ oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, hơn nữa kiêng hoàn toàn canxi có thể khiến bạn bị .

Vì vậy, để sỏi thận không tái phát lại bạn nên bổ sung canxi ở mức độ phù hợp và nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để bổ sung canxi phù hợp nhu cầu của cơ thể.Thực phẩm giàu canxi có trong: sữa, phomai… 

Những lưu ý để phòng ngừa sỏi thận tái phát

Ngoài chế độ ăn uống, để ngăn ngừa sỏi thận tái phát trở lại cần lưu ý những điều sau:

Tập thể dục thường xuyên

Rèn luyện sức khỏe thường xuyên để giúp cơ thể bài thải những chất không cần thiết ra khỏi cơ thể như natri… Hơn nữa tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp chuyển hóa canxi vào trong xương và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đồng thời không nên vận động, làm việc quá sức, không nên thức khuya mà thay vào đó là một chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Tái khám sau điều trị

Tái khám sau khi tán sỏi theo yêu cầu của bác sĩ là rất cần thiết để ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Bên cạnh đó cần duy trì việc khám sức khỏe hàng năm để tầm soát nhiều bệnh lý trong cơ thể.

Sỏi thận có thể hình thành trở lại do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm khuẩn niệu, bệnh acid hóa do ông thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương… chính vì vậy, thăm khám với bác sĩ là biện pháp tốt nhất để tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát, từ đó có biện pháp điều trị và chế độ ăn phù hợp với từng nhóm đối tượng.